Các loại rau cải là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, không thể thiếu trong những bữa cơm gia đình của người Việt. Với những tiến bộ trong ngành nông nghiệp, ngày nay, bạn có thể dễ dàng trồng rau cải ngọt, rau cải bẹ mà không cần quá nhiều diện tích đất hay mất nhiều công sức, thời gian chăm sóc hằng ngày. Hãy cùng Hachi tìm hiểu 2 Cách trồng rau cải thủy canh (cải ngọt, cải bẹ) ăn quanh năm qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu tổng quan về rau cải ngọt
Cải ngọt là loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Khi ăn rau có vị ngọt thanh hơn những loại cải khác, khi rau già thì sẽ cay và nồng hơn. Bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn cùng với rau cải ngọt: Rau luộc, nấu, xào chung với thịt bò. Cải ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin,… nên ăn cải ngọt rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống bệnh tật và tăng sức đề kháng.
2. Cách trồng rau cải ngọt thủy canh đơn giản nhất
2.1. Mùa trồng rau cải ngọt tốt nhất
Cải ngọt là loại rau ưa lạnh nên sẽ thích hợp trồng ở điều kiện khí hậu mát mẻ, vì vậy ở nước ta vụ trồng cải ngọt chính là vụ thu đông. Tuy nhiên, hiện nay với những tiến bộ của ngành nông nghiệp đã tạo ra nhiều giống cải ngọt có thể thích nghi tốt với điều kiện thời tiết và được trồng quanh năm.
Với vụ xuân hè, cây phát triển nhanh nhưng cũng nhanh già hơn, bạn có thể thu hoạch cải ngọt sau 25-30 ngày kể từ khi gieo trồng. Với vụ thu đông, cây phát triển to khỏe, xanh tốt và hương vị ngon hơn so với vụ xuân hè, bạn có thể thu hoạch sau 30-40 kể từ khi gieo trồng.
2.2. Cách chọn giống rau cải ngọt tốt nhất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống cải ngọt khác nhau. Nếu phân chia theo nguồn gốc thì sẽ có hai loại chính là:
- Hạt giống cây cải ngọt Việt Nam: Giống cải ngọt nội địa có ưu điểm như: giá bán rẻ, dễ mua, phù hợp với khí hậu nước ta. Tuy nhiên loại hạt giống này có tỉ lệ nảy mầm thấp hơn hạt giống nhật khẩu
- Hạt giống cây cải ngọt nhập khẩu: Giống cải ngọt nhập khẩu có ưu điểm về tỉ lệ nảy mầm cao hơn, thời gian sinh trưởng nhanh hơn, có nhiều giống chịu nhiệt tốt có thể trồng quanh năm vào cả mùa hè. Tuy nhiên mức giá của hạt giống nhập khẩu sẽ cao hơn. tuy có giá thành cao hơn nhưng có tỉ lệ nảy mầm cao, rút ngắn được thời gian sinh trưởng.
Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn để có thể lựa chọn loại hạt giống phù hợp. Nếu bạn muốn trồng và ăn quanh năm thì có thể lựa chọn loại hạt giống cải ngọt nhập khẩu.
2.3. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ trồng rau cải thủy canh
- Hạt giống rau cải ngọt
- Dung dịch thủy canh
- Bút đo TDS-3
- Khay trồng:Thùng xốp 30l.
- Tấm trồng: Có thể tận dụng nắp thùng xốp hoặc sử dụng một tấm xốp dày 50mm. Khoan các lỗ vừa với kích thước của rọ thủy canh. Cắt tấm trồng sao cho lọt vừa vào thùng xốp.
- Rọ thủy canh: chọn loại có chiều cao nhỏ hơn 50mm cỡ 47mm là vừa.
- Giá thể trồng: Để trồng rau cải ngọt, bạn nên sử dụng giá thể xơ dừa hoặc mút xốp
2.4. Các bước trồng rau cải ngọt thủy canh
Bước 1: Ươm hạt
Đầu tiên, bạn cần ngâm hạt từ 2-5 giờ trong nước ấm khoảng 40 độ C. Sau đó, bạn vớt hạt ra và để ráo. Sau đó bạn tiến hành chuẩn bị giá thể, để ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể mút xốp hoặc xơ dừa:
- Với giá thể mút xốp, bạn đặt mút xốp vào khay ươm hạt. Các lỗ nhỏ trên mút chính là vị trí sẽ gieo hạt.
- Với giá thể viên nén xơ dừa, bạn cho viên nén vào rọ thủy canh, tưới nước để viên nén nở ra. Sau đó đặt các rọ thủy canh vào khay nhựa.
- Tiếp theo, bạn đặt hạt giống lên giá thể. Bạn có thể đặt từ 1-2 hạt vào một rọ thủy canh/một lỗ trên mút xốp tùy thuộc vào tỉ lệ nảy mầm của loại hạt giống bạn sử dụng. Nếu sử dụng giá thẻ xơ dừa, bạn sẽ cần ấn nhẹ hạt giống chìm xuống khỏi bề mặt giá thể.
- Sau khi gieo hạt, bạn sẽ tưới nước nhẹ nhàng lên bề mặt và đảm bảo đủ ấm cho giá thể trong suốt thời gian ươm hạt. Khi cây con bắt đầu lên lá mầm, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng thủy canh nồng độ thấp khoảng 300ppm để chúng phát triển nhanh
Bước 2: Chuyển cây con lên giàn
Khi cây giống có từ 3 lá thật, chúng ta sẽ đưa cây lên giàn thủy canh để trồng và chăm sóc. Nếu sử dụng giá thể mút xốp, bạn sẽ tách các ô vuông theo rãnh được làm sẵn, sau đó đặt một ô vuông (tương ứng với một cây giống) vào một rọ thủy canh và đưa các rọ thủy canh lên giàn thủy canh.
Bước 3: Bổ sung dung dịch thủy canh
Khi cây giống cải ngọt mới được đưa lên giàn, bạn sẽ bổ sung dung dịch dinh dưỡng thủy canh với nồng độ từ 600-800 ppm cho cây. Cần lưu ý đo nồng độ dung dịch để điều chỉnh dinh dưỡng và nước phù hợp.
2.5. Chế độ chăm sóc khi trồng rau cải ngọt thủy canh
Việc chăm sóc cải ngọt trồng thủy canh rất đơn giản. Bạn chỉ cần thường xuyên kiểm tra nồng độ dinh dưỡng để bổ sung cho phù hợp (trong khoảng 800-1000 ppm), thường từ 3-5 ngày bạn sẽ cần bổ sung thêm. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra cây và loại bỏ các lá héo úa thường xuyên.
2.6. Thu hoạch
Cây cải ngọt nếu trồng vụ hè sẽ thu hoạch sớm hơn vụ đông. Bạn nên thu hoạch khi cây cao khoảng 20-30cm để có rau cải non và nhiều dinh dưỡng. Bạn có thể tỉa lá hoạch thu hoạch cả cây cải ngọt.
3. Giới thiệu tổng quan về rau cải bẹ
Rau cải bẹ xanh có màu xanh, vị đắng nhẹ, cay mạnh. Cải bẹ được chế biến thành nhiều món ăn: luộc, nấu canh, xào hoặc dùng làm rau sống ăn kèm các món khác. Cải bẹ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất và có lượng calo thấp nên rất tốt cho sức khỏe.
4. Cách trồng rau cải bẹ thủy canh đơn giản nhất
4.1. Mùa trồng rau cải bẹ tốt nhất
Tương tự như rau cải ngọt, hiện nay, bạn cũng có thể trồng rau cải bẹ quanh năm trong cả vụ xuân hè và thu đông. Bạn chỉ cần lưu ý việc chọn giống rau cải bẹ phù hợp với điều kiện thời tiết của vụ trồng để đảm bảo rau phát triển tốt.
4.2. Cách chọn giống rau cải bẹ tốt nhất
Nếu phân chia giống rau cải bẹ theo nguồn gốc xuất xứ, chúng ta cũng sẽ có hai loại chính là: Hạt giống rau cải bẹ Việt Nam và hạt giống rau cải bẹ nhập khẩu. Về ưu, nhược điểm của từng loại hạt giống rau cải bẹ cũng tương tự như rau cải ngọt, bạn có thể tham khảo thông tin tại mục 1 của bài viết này về hạt giống rau cải ngọt.
4.3. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ trồng rau cải thủy canh
Vật tư và dụng cụ sử dụng để trồng rau cải bẹ cũng tương tự với trồng rau cải ngọt, bao gồm:
- Hạt giống rau cải bẹ
- Dung dịch thủy canh
- Bút đo TDS-3
- Khay trồng
- Tấm trồng
- Rọ thủy canh
- Giá thể trồng: Giá thể xơ dừa
4.4. Các bước trồng rau cải bẹ thủy canh
Bạn thực hiện lần lượt các bước: Ươm hạt, chuyển cây con lên giàn và bổ sung dinh dưỡng thủy canh khi trồng rau cải bẹ tương tự như hướng dẫn trồng rau cải ngọt trên đây.
4.5. Chăm sóc cây khi trồng rau cải thủy canh
- Thường xuyên kiểm tra và đo nồng độ dinh dưỡng để bổ sung thêm cho phù hợp, nồng độ dinh dưỡng thủy canh được khuyến nghị là từ 800-1000 ppm.
- Bạn cũng cần loại bỏ các lá rau bị héo úa trong quá trình chăm sóc rau cải bẹ thủy canh.
4.6. Thu hoạch
Nếu trồng rau cải bẹ vào vụ hè thu bạn sẽ được thu hoạch sớm hơn vụ đông. Bạn nên thu hoạch ngay từ khi rau còn non để hương vị sẽ ngon hơn và cung cấp nhiều dinh dưỡng.
5. Một số lưu bạn ý cần biết khi trồng rau cải thủy canh
Khi trồng rau cải thủy canh, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để có vụ rau chất lượng, năng suất:
- Với vị trí trồng rau, bạn nên chọn khu vực thoáng mát, có đủ ánh sáng tự nhiên và nên có mái che để che nắng gắt hoặc mưa.
- Đối với dung dịch thủy canh, bạn nên mua đúng loại dung dịch chuyên dùng để trồng rau thủy canh. Không nên mua nhầm các loại dung dịch chuyên dụng cho những loại cây khác.
Khi trồng rau thủy canh bạn cần chú ý:
- Không nên để dung dịch ngập hoàn toàn rễ cây (chỉ nên ngập ½ rễ). Nếu để dung dịch ngập rễ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của rau. Nghiêm trọng hơn còn có thể khiến cây rau bị chết.
- Nên pha chế dung dịch thủy canh theo đúng nồng độ và liều lượng khuyến nghị. Không để xảy ra tình trạng thừa chất hoặc thiếu chất ở cây. Bởi điều này có ảnh hưởng tới độ an toàn và năng suất của cây cải.
- Trong quá trình chăm sóc rau cải, bạn nên để ý xem cây có bị mất độ ẩm không. Nếu bị mất độ ẩm thì bạn nên sử dụng bình tưới nước ở dạng phun sương để tưới lên cây.
6. Một số sâu bệnh thường gặp khi trồng rau cải thủy canh
6.1. Bệnh đốm lá
Bệnh đốm lá ở cây rau cải xuất phát từ vi khuẩn Xanthomonas campestris, tạo ra những đốm nhỏ trên cả lá già, lá non và cuống hoa. Vết đốm sẽ ngày càng lớn, lan rộng, có đường kính 3mm, thường tập trung nhiều ở gần gân lá. Sau đó sẽ làm lá bị thủng, rách, khô héo, gãy, rụng. Vi khuẩn gây bệnh đốm lá phát triển rất mạnh khi độ ẩm không khí cao, mưa nhiều. Chúng cũng có thể truyền bệnh qua giá thể hay nước tưới rau.
Biện pháp phòng trừ chung cho các bệnh hại khi trồng rau cải thủy canh:
- Hạn chế trồng rau cải vào mùa mưa.
- Loại bỏ tàn dư vi khuẩn gây bệnh trong giá thể, nguồn nước, dụng cụ trồng rau.
- Sử dụng hạt giống đạt chuẩn, kháng bệnh cao
- Đảm bảo độ ẩm phù hợp khi trồng và chăm sóc rau cải, che chắn cho rau khi mưa.
Biện pháp xử lý bệnh hại:
- Phun đặc trị bằng các chế phẩm sinh học như Physan, Ridomil, Norshield, Monceren… theo đúng liều lượng, hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Khi cây nhiễm bệnh cần loại bỏ và tiêu hủy để tránh lây lan sang các cây rau cải khác.
6.2. Bệnh thối nhũn
Bệnh thối nhũn trên rau cải thủy canh do nấm gây hại. Dấu hiệu thường thấy là trên thân cây và các mô lá có dịch màu trắng sữa, mùi hôi. Chúng chính là những vết bệnh nấm gây hại gây ra khiến cây bị thối dần, héo úa, thân cây bị nhũn và đổ gục.
Biện pháp xử lý bệnh hại:
- Tỉa và tiêu hủy lá có dấu hiệu bệnh
- Nếu bệnh lan rộng ra cả cây, cần nhổ bỏ cây bệnh để tránh lây lan bệnh sang những cây khác.
6.3. Bệnh xoăn lá
Bệnh xoăn lá cũng thường gặp khi trồng rau cải thủy canh, bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Cây thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, do sâu bệnh hại. Dấu hiệu thường thấy là lá rau bị xoăn lại, sau đó bị vàng lá, cây phát triển kém.
Bệnh rau bị xoăn lá gặp khá phổ biến, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể từ việc cây thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước gây xoăn lá, hoặc là do sâu bệnh hại làm cho lá non xoăn tròn lại. Lá rau khi xoăn lại sẽ nhanh bị vàng lá và khiến cây chậm lớn.
Biện pháp xử lý:
- Đầu tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến rau bị xoăn lá, nếu là nguyên nhân thiếu dinh dưỡng thì cần bổ sung đầy đủ cho cây. Nếu nguyên nhân do sâu hại thì có thể bắt sâu bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng thuốc đặc trị.
- Bạn cũng cần loại bỏ và tiêu hủy các lá bị xoăn khỏi cây rau để tránh lây lan bệnh.
6.4. Bệnh sương mai
Nguyên nhân gây bệnh sương mai là do nấm Peronospora parasitica gây ra, loại nấm này phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ từ 20 – 22 độ C, độ ẩm cao, trời âm u, mưa phùn và sương mù dày. Dấu hiệu nhận biết: Ban đầu sẽ xuất hiện những vết bệnh là các đốm màu vàng/màu nâu nhỏ, sau đó các vết này sẽ loang dần ra. Bên dưới lá rau tại vết bệnh sẽ có lớp phấn trắng nhìn giống lớp sương.
Biện pháp xử lý: Sử dụng các loại thuốc đặc trị chứa các hoạt chất như Azoxystrobin, Propineb, Iprovalicarb,…
6.5. Sâu tơ, sâu khoang, sâu đục nón
Khi trồng rau cải thủy canh, có thể gặp tình trạng các loại sâu tơ, sâu khoang, sâu đục nón gặm, ăn lá rau cải làm lá thủng lỗ chỗ hay thậm chí chỉ còn trơ lại gân lá.
Biện pháp xử lý:
Nếu số lượng sâu ít, bạn có thể tiến hành bắt sâu thủ công
Các biện pháp mạnh hơn bạn có thể áp dụng để mang lại hiệu quả:
- Sử dụng dung dịch tỏi, ớt, gừng để phun lên cây rau.
- Pha nước và tưới cho rau với tỉ lệ 2 nước sôi, 3 nước lạnh.
- Pha nước và tưới cho rau với tỉ lệ 1 nước sôi, 1 nước lạnh.
Hachi – Địa chỉ tư vấn, thiết kế, cung cấp các vật tư thủy canh, hỗ trợ trồng rau cải thủy canh uy tín nhất Việt Nam
Công ty Hachi được thành lập từ năm 2016 với sự đầu tư và hỗ trợ từ Quỹ Việt Nam Silicon Valley – Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Sứ mệnh của Hachi là ứng dụng công nghệ 4.0 vào các trang trại công nghệ cao, giúp tăng năng suất, không sử dụng thuốc trừ sâu.
Chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp nông nghiệp thông minh để tối ưu năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi cho bà con trên khắp cả nước. Hãy liên hệ ngay với Hachi để được đội ngũ kĩ sư của chúng tôi tư vấn miễn phí về hệ thống trang trại trồng rau cải thủy canh chất lượng, hiệu quả hay chọn mua vật tư thủy canh chất lượng, giá tốt.