5/5 - (2 bình chọn)

Bạn đã biết cách tự pha chế dung dịch thủy canh tại nhà chỉ với các nguyên liệu: phân lân NPK, muối Epsom hoặc từ phân trùn quế chưa? Hãy làm theo những hướng dẫn ngay sau đây của Hachi – Nông nghiệp thông minh nhé!

sapo

 

pha chế dung dịch thủy canh tại nhà
Cách pha chế dung dịch thủy canh đơn giản

1. Cách tự pha chế dung dịch thủy canh bằng phân trùn quế

Trùn quế là một loại vật chỉ sống ở nơi ẩm ướt, nơi có những chất hữu cơ đã bước vào giai đoạn phân hủy. 

Dinh dưỡng thủy canh từ phân trùn quế còn được gọi là dung dịch thủy canh hữu cơ. Trong phân của loại sinh vật này chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho cây và có thể thay thế các loại phẩm dinh dưỡng thủy canh A , B thông thường. 

1.1. Nguyên liệu

phân trùn quế dùng làm dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Với cách tự pha dung dịch thủy canh bằng phân trùn quế bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu:

  • Phân trùn quế: có thể mua theo bao hoặc tự sản xuất
  • Nước 
  • Sục oxy  

Đây đều là các sản phẩm có thể tìm mua ở các shop vật tư nông nghiệp. Nếu quanh khu bạn sống không có bán thì có thể đặt hàng online tại website của Hachi nhé!   

Xem thêm bài liên quan: Trồng sả thủy canh

1.2. Cách pha chế

Cách tự pha chế dung dịch thủy canh với phân trùn quế, giúp bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho rau thủy canh được làm như sau: 

  • Sử dụng 2kg trùn quế cho vào túi vải có thể lọc được như túi pha cà phê và buộc kín lại. 
  • Đặt túi trùn quế vào xô 20 lít nước, tiếp tục cho 200ml mật rỉ đường vào xô nước. 
  • Đưa máy sục oxy vào trong dung dịch từ 24 – 48h

Sau khi hoàn thành bạn có thể sử dụng chúng cho hệ thống thủy canh của mình rồi! Ngoài ra bạn có thể thực hiện cách tự chế dung dịch thủy canh hữu cơ từ trùn quế theo cách sau: 

  • Chuẩn bị 1 xô nước 
  • Đổ phân trùn quế nguyên chất vào và hòa tan chúng 
  • Chờ cặn phân trùn quế lắng xuống đáy, lấy phần nước bên trên để bổ sung vào thùng nước dinh dưỡng

Xem thêm bài liên quan: Trồng rau cải thủy canh

Pha chế phân trùn quế làm dung dịch thủy canh
Ngâm phân trùn quế

Lưu ý: 

  • Khi thêm nước pha của phân trùn quế cần sử dụng một lớp vải để lọc qua phần cặn còn sót lại trong nước dung dịch thủy canh. 
  • Dung dịch trùn quế không nên có mùi vì có thể chúng chưa phân hủy thì sẽ là môi trường lý tưởng cho bọ gậy và dòi phát triển.
  • Đảm bảo nồng độ dinh dưỡng đạt 650 ppm trở lên 

Thời gian phù hợp để bổ sung thêm dung dịch thủy canh từ trùn quế là từ 1 – 2 tuần/lần. Trong dung dịch dinh dưỡng trùn quế đảm bảo có đủ các nguyên tố đa lượng và vi lượng giúp cây phát triển sinh trưởng tốt, lá mọc đều, cho ra trái to, hương vị thơm ngon hơn. 

2. Cách tự pha chế dung dịch thủy canh tại nhà bằng Phân bón NPK

NPK là một loại phân bón tổng hợp bởi các nguyên tố N – đạm, P – Lân, K – Kali. Phân bón NPK được dùng nhiều hơn trong nông nghiệp truyền thống, đặc biệt chúng được sử dụng để làm phân bón lót và bón thúc theo từng giai đoạn sinh trưởng.  

Với dung dịch thủy canh từ phân NPK sẽ là dung dịch thủy canh vô cơ. Vậy cách tự pha chế dung dịch thủy canh bằng phân bón NPK như nào là chuẩn và cung cấp đủ dinh dưỡng cho rau trồng! Cùng Hachi giải đáp nhé!

Xem thêm bài liên quan: Trồng rau xà lách thủy canh

2.1. Nguyên liệu

Với cách làm dung dịch thủy canh từ phân bón NPK cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau: 

  • Thùng chứa khoảng 10 lít nước 
  • 6 thìa phân bón NPK 
  • 3 thìa muối Epsom 

2.2. Điểm cần lưu ý khi sử dụng nguyên liệu NPK

Nếu tạo dung dịch thủy canh bằng NPK thì bạn nên lưu ý những điều sau đây để có kết quả tốt nhất và tránh làm hư hại cây trồng: 

  • Bỏ hết dung dịch thủy canh cũ trước khi thay thế dung dịch thủy canh bằng NPK 
  • Công thức dung dịch thủy canh phía trên chỉ đúng cho lượng dung dịch dưới 100 lít.
  • Với quy mô vườn lớn bạn nên sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng để thực hiện. Điều này đảm bảo cây đủ chất dinh dưỡng và sản lượng tốt, tránh ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị của sản phẩm. 

2.3. Cách tiến hành pha chế

Cách tự pha chế dung dịch thủy canh từ NPK như sau: 

  • Chuẩn bị thùng nước 10 lít nước 
  • Cho vào từng loại theo thứ tự sau: 6 thìa cà phê NPK, 3 thìa cà phê muối Epsom. Hòa tan hoàn toàn dung dịch này 
  • Lọc dung dịch này qua một miếng vải để loại bỏ cặn, tạp chất không tan trong nước 

Sau khi loại bỏ tạp chất bạn có thể châm nước vào thùng dinh dưỡng, khởi động máy bơm để hệ thống thủy canh hồi lưu bắt đầu hoạt động và đưa dưỡng chất đến từng cây. 

Xem thêm bài liên quan: Trồng cây lưỡi hổ thủy canh

3. Ưu và nhược điểm các phương pháp tự pha chế dung dịch thủy canh

Phân bón NPK pha dung dịch thủy canh
Phân bón NPK pha dung dịch thủy canh

Với những cách pha chế dung dịch thủy canh đơn giản tại nhà rất dễ để thực hiện nhưng có thật sự là lựa chọn tối ưu cho nông nghiệp thủy canh không? Hãy cùng Hachi phân tích những ưu, nhược điểm của phương pháp này để hiểu rõ hơn nhé!

Có thể bạn quan tâm: Giàn trồng rau thủy canh dạng bán chữ

3.1. Ưu điểm

Để nói về ưu điểm của cách tự pha chế dung dịch thủy canh từ phân trùn quế và NPK phải kể đến các điểm nổi bật sau: 

  • Nguyên liệu dễ tìm. Đối với phân trùn quế bạn còn có thể tự nuôi trùn quế để lấy phân bón
  • Dễ pha chế
  • Giá thành rẻ giảm chi phí đầu vào khi áp dụng vào mô hình kinh doanh 

3.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, cách tự pha chế dung dịch thủy canh vẫn còn những nhược điểm mà bà con phải thật sự suy nghĩ xem có nên áp dụng vào mô hình thủy canh của mình hay không. 

  • Cần có kiến thức, kĩ năng để pha chế theo đúng tỉ lệ và đạt nồng độ ppm mong muốn 
  • Không phù hợp cho giai đoạn cây phát triển vì không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây. 

Đối với những vườn quy mô lớn nên mua các sản phẩm dinh dưỡng thủy canh đang cung cấp sẵn trên thị trường. Những sản phẩm đó đảm bảo cách pha chế dễ dàng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cho sản lượng tốt và giá trị kinh tế tốt hơn rất nhiều so với cách tự pha chế dung dịch thủy canh tại nhà. 

4. Cách bảo quản dung dịch thủy canh tự pha chế đúng cách

Nên để nguyên liệu và dung dịch thủy canh tự pha chế ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời để tránh bị biến đổi chất do ảnh hưởng từ nhiệt độ, môi trường xung quanh. 

với dung dịch đã pha rồi bạn lưu ý: 

  • Đậy nắp kín 
  • Che chắn tránh nước mưa vào làm hỏng dung dịch thủy canh 
  • Để xa tầm tay của trẻ em

5. Một số lưu ý khi tự pha chế dung dịch thủy canh tại nhà

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng cách tự pha chế dung dịch thủy canh tại nhà, bạn cần lưu ý đến những điều sau: 

  • Sử dụng nguyên liệu chuẩn, không bị hư hỏng 
  • Pha chế đúng tỉ lệ, ước lượng khối lượng phù hợp với quy mô vườn. Sau 2 tuần bạn sẽ cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Không nên pha nhiều vì nếu không quản quản kĩ dẫn đến dung dịch hỏng không thể sử dụng được. 
  • Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng bằng bút đo TDS đảm bảo đúng nồng độ dinh dưỡng cần thiết 

Xem thêm bài liên quan: Trồng diếp cá thủy canh

bút đo nồng độ dung dịch thủy canh tds
Bút đo nồng độ dung dịch thủy canh TDS

Hãy kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thêm dung dịch dinh dưỡng vào giàn thủy canh của mình nhế! 

Trên đây là 2 cách tự pha chế dung dịch thủy canh hữu cơ, vô cơ từ trùn quế và phân bón NPK. Tùy từng giai đoạn việc tự chế dung dịch thủy canh hữu cơ sẽ có hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cho người chủ vườn. 

Bạn nên chủ yếu sử dụng loại dinh dưỡng thủy canh được nghiên cứu, sản xuất đạt chuẩn châu Âu để cây được sinh trưởng và phát triển tốt nhất! Liên hệ theo số hotline: 033 777 6086 để được tư vấn và đặt hàng các sản phẩm dinh dưỡng của Hachi!