Rate this post

Xà lách là một loại rau sống dùng để ăn chung với salad, sandwich và nhiều món ăn khác. Chúng chứa nhiều vitamin A, C, K chất khoáng (Kali, Magie, đồng), chất xơ,… rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dễ dàng trồng xà lách thủy canh tại nhà để có nguồn thực phẩm sạch, sẵn có cho những bữa cơm gia đình. Hachi xin giới thiệu với bạn cách trồng xà lách hiệu quả cho năng suất cao bằng phương pháp thủy canh qua bài viết dưới đây.

1. Trồng rau xà lách thủy canh cần chuẩn bị vật liệu dụng cụ sau

1.1. Chọn địa điểm trồng xà lách thủy canh

Bạn nên lựa chọn khu vực trồng xà lách thủy canh thoáng mát, đủ ánh sáng. Xà lách có thể phát triển tốt cả ở trong nhà hoặc ngoài trời, với mỗi khu vực trồng sẽ có điểm cần lưu ý riêng, bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu kĩ hơn ở những phần nội dung tiếp theo nhé!

1.2. Chọn giống rau xà lách

Xà lách thủy canh
Hầu hết các giống rau xà lách đều có thể trồng thủy canh

Hầu hết các giống rau xà lách đều có thể trồng với phương pháp canh tác thủy canh, Hachi xin gợi ý cho bạn những giống rau xà lách thích hợp nhất để trồng thủy canh, cho năng suất, chất lượng và hương vị rau ngon tuyệt đỉnh:

  • Xà lách lá đa
  • Xà lách lá xoăn
  • Xà lách Carol
  • Xà lách Romaine
  • Xà lách lô lô

Xem thêm bài liên quan: Trồng rêu thủy sinh

1.3. Chuẩn bị và xử lý giá thể

Có rất nhiều sự lựa chọn về giá thể mà bạn có thể cân nhắc như: Trấu, len đá, dăm bào gỗ thông, cát, đá sông, xơ dừa, đá Vermiculite… Rau xà lách thủy canh rất dễ trồng, nên bạn có thể lựa chọn bất kì loại giá thể nào.

Giá thể trồng xà lách thủy canh
Giá thể trồng xà lách thủy canh

Nếu bạn trồng ở quy mô hộ gia đình, bạn có thể ưu tiện lựa chọn giá thể là xơ dừa và trấu. Chúng rất dễ mua tại bất kì cửa hàng nông nghiệp nào với mức giá rất rẻ. Chuẩn bị và xử lý giá thể xơ dừa và trấu để trồng xà lách thủy canh cũng cực kì dễ, bạn chỉ cần trộn chúng với tỉ lệ 1:1 là đã hoàn thành giá thể trồng rau.

1.4. Chuẩn bị và xử lý thùng

Cách trồng xà lách thủy canh
Thùng sử dụng trồng xà lách thủy canh cần có diện tích bề mặt lớn và chiều cao lớn hơn 20cm

Chúng ta cần sử dụng một thùng lớn để làm bể chứa đựng dung dịch dinh dưỡng thủy canh trồng xà lách. Thùng sử dụng cần có diện tích bề mặt lớn và chiều cao lớn hơn 20cm để rễ cây có không gian phát triển. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng những thùng được làm từ kim loại, vì chất liệu này dễ bị ăn mòn và oxi hóa. Khi bị ăn mòn, chúng sẽ tạo ra những chất hóa học làm ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng thủy canh cho cây khiến cây kém phát triển, èo ọt, héo úa.

Xem thêm bài liên quan: Trồng cây kim tiền thủy canh

1.5. Chuẩn bị chậu và phao

Kĩ thuật trồng xà lách thủy canh
Chậu lưới/Giỏ trồng rau thủy canh

Khi trồng xà lách thủy canh, bạn cần chuẩn bị thêm chậu trồng cây và phao. Phao cần sử dụng để cố định vị trí của cây xà lách trên mặt nước, còn rễ thì chìm xuống nước. Chúng ta cần khoan các lỗ trên tấm phao, các lỗ cách nhau khoảng 30cm, mỗi lỗ sẽ cần sử dụng một chậu lưới hoặc rọ thủy canh chuyên dụng để hỗ trợ cho từng cây giống con.

1.6. Cần có máy bơm sục khí để năng suất cao

Kĩ thuật trồng xà lách thủy canh
Máy bơm sục khí tạo bọt, luân chuyên nước trong bể để cung cấp oxi cho xà lách

Để xà lách thủy canh phát triển tốt nhất, bạn cần chuẩn bị thêm một chiếc máy bơm sục khí. Máy bơm sẽ sục khí tạo bọt, luân chuyên nước trong bể liên tục để cung cấp oxi cho xà lách phát triển, tránh tính trạng câu rau bị ngạt, héo úa.

1.7. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của xà lách thủy canh bao gồm: Kali, canxi, magie. Bạn có thể tự mua và phối hợp các chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây, hoặc một lựa chọn đơn giản hơn là sử dụng các loại dinh dưỡng thủy canh hỗn hợp đã được sản xuất sẵn.

Lưu ý, bạn cần phải tìm hiểu về giống xà lách thủy canh mình trồng, loại này cần nhiều những chất dinh dưỡng nào, cần tránh những chất nào, hàm lượng các chất ra sao? Để tránh việc sử dụng quá/thiếu lượng khiến cây kém phát triển.

Xem thêm bài liên quan: Xà lách xoong nhật trồng thủy sinh

1.8. Ươm hạt giống trước khi trồng xà lách thủy canh

Xà lách thủy canh
Ươm mầm xà lách trước khi đưa vào trồng thủy canh

Tương tự như cách trồng các loại rau thủy canh khác, trước khi đưa xà lách lên hệ thống thủy canh, chúng ta sẽ cần ươm hạt giống trước. Với xốp và chậu lưới đã chuẩn bị ở trên, ta sẽ làm ẩm xốp với chất nền, sau đó ươm hạt lên xốp, mỗi mút xốp sẽ cho từ 2 đến 3 hạt giống. Sau khi gieo hạt, cần tưới nước ấm để kích thích hạt nảy mầm.

2. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau xà lách thủy canh cho năng suất cao nhất

Cách trồng rau xà lách thủy canh chi tiết như sau:

Bước 1: Chăm sóc cây giống cần đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ từ 18,3 đến 26,6 độ C. Khi cây non có khoảng 4 lá, chiều cao khoảng 5cm thì chúng ta sẽ bắt đầu mang cây đi trồng thủy canh.

Bước 2: Trồng cây con sang bể chứa. Khi cây con đủ điều kiện, bạn sẽ đặt nhẹ nhàng từng cây con vào các lỗ trên phao nổi trong bể chứa.

Sau khi ươm thành cây con, bạn cần di chuyển nhẹ nhàng từng cây con vào các các lỗ tại bể chứa hoặc phao nổi. Xà lách là giống cây cần tiếp xúc với ánh sáng huỳnh quang khoảng từ 10 đến 14 tiếng mỗi ngày. Vì ánh sáng huỳnh quang là loại tốt nhất cho cây phát triển, tiêu thụ ít năng lượng, ít tỏa nhiệt và chi phí đầu tư thấp.

Trồng rau xà lách thủy canh
Cần duy trì nhiệt độ, ánh sáng và độ pH phù hợp để xà lách phát triển tốt

Bước 3: Duy trì nhiệt độ và ánh sáng phù hợp. Xà lách ưa lạnh, nên sẽ sinh trưởng tốt tại môi trường mát mẻ có nhiệt độ từ 12,7 độ đến 23,8 độ. Xà lách cũng rất thích hợp với ánh sáng huỳnh quang, cây sẽ phát triển tốt nhất khi được tiếp xúc với ánh sáng huỳnh quang từ 10 đến 14 tiếng/ngày. Loại ánh sáng này tiêu thụ ít năng lượng, ít tỏa nhiệt và chi phí đầu tư thấp nên bạn có thể dễ dàng chuẩn bị cho hệ thống trồng xà lách thủy canh của mình.

Bước 4: Cân chỉnh độ pH. Độ pH lý tưởng để xà lách phát triển là từ 5,5 đến 6,5. Bạn hãy kiểm tra thường xuyên để biết và điều chỉnh độ pH phù hợp nhé!

Bước 5: Thu hoạch xà lách sau 5-6 tuần. Khi thu hoạch, bạn hãy tỉa những lá rau bên ngoài, để lại những lá non, là nhỏ bên trong để cây tiếp tục phát triển và cho thành phẩm thu hoạch đợt sau mà bạn không cần trồng mới.

Xem thêm bài liên quan: Trồng lúa thủy canh

3. Cách chăm sóc rau xà lách thủy canh đúng cách hiệu quả nhất

Trồng rau xà lách thủy canh
Chăm sóc tốt mang lại năng suất và chất lượng xà lách
  • Đảm bảo lượng dung dịch dinh dưỡng thủy canh phù hợp, nếu dung dịch ngập quá cao lên hết bộ rễ sẽ khiến rễ khó hô hấp, ngược lại nếu quá ít sẽ khiến cây xà lách thủy canh thiếu nước và thiếu chất để phát triển.
  • Che mưa cho khu vực trồng để tránh nước mưa vào bể chứa làm loãng dung dịch thủy canh
  • Những ngày nắng to cần phun thêm nước vào lá rau để tránh bị héo
  • Đảm bảo vệ nhiệt độ, ánh sáng và độ pH phù hợp cho xà lách thủy canh.

4. Cách kiểm soát sâu bệnh hay gặp khi trồng xà lách thủy canh

Khi trồng xà lách thủy canh sẽ mắc một số loại sâu bệnh, Hachi xin sẽ hướng dẫn bạn cách phòng trừ và điều trị hiệu quả:

4.1. Ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc gây hại trên xà lách

Để phòng tránh nấm mốc phát triển, bạn nên đảm bảo sự thông thoáng, mát mẻ của khu trồng xà lách thủy canh để cây có đủ lượng CO2 cần thiết. Nếu vi khuẩn, nấm mốc đã gây hại cho cây rau, bạn hãy sử dụng dung dịch thuốc tẩy 2% để khử trùng tất cả các vật dụng, dụng cụ, hồ chứa. Đồng thời, thay thế chất nền đã bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc.

Cách trồng rau xà lách thủy canh
Giữ môi trường khu vực trồng xà lách thủy canh thoáng mát giúp ngăn ngừa nấm mốc

4.2. Tránh côn trùng gây bệnh trên xà lách

Khu vực trồng nên được bảo vệ bằng lưới chắn để vừa đảm bảo sự thông thoáng, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của ôn trùng như ruồi, muỗi, ong, bướm… khiến lây lan dịch bệnh cho xà lách thủy canh.

4.3. Ngăn ngừa sự phát triển của tảo

Môi trường ẩm thấp sẽ khiến tảo phát triển mạnh. Tuy nhiên, chúng lại không thể phát triển được khi không có ánh mặt trời trực tiếp. Vì vậy, nếu bạn trồng rau ngoài trời, hãy tạo một bóng râm bao phủ lên rau để hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của tảo.

Xem thêm bài liên quan: Trồng dâu tây thủy canh

5. Một số lưu ý khi trồng rau xà lách thủy canh cần biết

Cách trồng rau xà lách thủy canh
Xà lách là loại rau ưa lạnh
  • Xà lách là loại rau ưa lạnh, nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển là từ 18,3 đến 26,6 độ C. Vì vậy thời gian thích hợp nhất để trồng xà lách là từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
  • Đảm bảo đủ lượng nước, xà lách thủy canh sẽ không phát triển nếu rễ cây thiếu nước, tuy nhiên nước ngập quá cao cũng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây.
  • Đảm bảo lượng dinh dưỡng thủy canh đầy đủ cho cây, bổ sung dung dịch thủy canh thường xuyên.
  • Bạn nên thường xuyên kiểm tra các cây xà lách thủy canh mình trồng liệu có côn trùng như sâu, bọ, rệp, châu chấu, ốc sên, bướm… hay không? Nếu có hãy loại bỏ ngay để tránh chúng phá hoại cây rau.
  • Nên thực hiện sục khí khoảng 1 lần/tuần khi xà cách còn nhỏ và 5 ngày/lần khi cây đã cứng cáp trưởng thành để làm thoáng dung dịch trồng rau.

6. Lời kết

Xà lách thủy canh
Xà lách có thể sử dụng chế biến nhiều món ăn hấp dẫn

Xà lách có thể sử dụng cho rất nhiều món ăn hấp dẫn: Nấu ăn, nhúng lẩu, gỏi cuốn, salad. Hãy bắt tay ngay vào trồng xà lách thủy canh để có nguồn thực phẩm xanh – sạch – lành cho gia đình bạn nhé. Hi vọng những hướng dẫn trên đây của Hachi sẽ giúp bạn trồng được những “vụ mùa” xà lách tươi ngon. Đừng quên chia sẻ với chúng mình thành quả nuôi trồng của bạn!