Trong giai đoạn hiện nay, nếu muốn ngành nông nghiệp nước ta đạt năng suất và chất lượng cần đi theo con đường nông nghiệp bền vững. Đây là điều quan trọng tất yếu mà người nông dân nên áp dụng trong bối cảnh ngành chăn nuôi – trồng trọt đang dần bị ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi khí hậu. Vậy phát triển nông nghiệp một cách bền vững là gì và có lợi ích như thế nào? Tất cả thông tin sẽ được Hachi bật mí trong bài viết ngay sau đây.
1. Nông nghiệp bền vững là gì?
Nông nghiệp bền vững được hiểu đơn giản là phương thức canh tác nông nghiệp một cách bền vững, lâu dài. Từ đó đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về nông phẩm cần thiết trong hiện tại và tương lai.
Việc phát triển nền nông nghiệp bền vững cần đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau:
- Đảm bảo mức thu nhập công bằng, hợp lý cho người nông dân
- Bảo vệ môi trường sinh thái và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
- Không gây ra các tác động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ tương lai làm nông nghiệp
2. Lợi ích của nông nghiệp bền vững
Nhìn chung, nông nghiệp bền vững có ý nghĩa to lớn trong cả khía cạnh từ kinh tế đến xã hội.
- Đối với kinh tế: Khi phát triển nền nông nghiệp một cách bền vững sẽ giúp tăng sản lượng nông sản. Đây là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp chế biến như: chế biến rau củ quả, chế biến thủy sản…Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động sản xuất. Từ đó giúp cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, mang lại giá trị kinh tế cao.
- Đối với xã hội: Việc phát triển nền nông nghiệp bền vững sẽ tạo ra việc làm ổn định cho người nông dân, giúp cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống. Suy rộng ra tầm vĩ mô, điều này sẽ giúp thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.
- Đối với môi trường: Nền nông nghiệp bền vững hạn chế sử dụng các chất hóa học sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Đây cũng là cách để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
3. Các phương pháp canh tác nông nghiệp bền vững
Trên thực tế, có rất vài phương pháp canh tác nông nghiệp bền vững mà người nông dân có thể áp dụng như:
3.1. Luân canh cây trồng
Luân canh cây trồng là phương pháp phổ biến và thường được sử dụng góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, mang lại hiệu quả cao.
Về cơ bản, luân canh cây trồng là việc trồng các loại cây khác nhau xen kẽ mùa vụ. Điều này này sẽ giúp đối phó với tình trạng sâu bệnh một cách hiệu quả do có những loài sâu bệnh chỉ phá hoại duy nhất loại thức ăn mà chúng yêu thích.
Việc luân canh các giống cây trồng khác nhau sẽ cắt đứt nguồn thức ăn dành cho sâu bệnh. Từ đó giúp cây có điều kiện phát triển mà không phải chịu sự tàn phá.
3.2. Trồng cây che phủ đất
Trồng cây che phủ đất là một hành động có ý nghĩa vô cùng quan trọng để phòng tránh hiện tượng xói mòn, sạt lở đất. Bên cạnh đó, việc làm này còn góp phần cung cấp nguồn N tự nhiên cho cây trồng, hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học. Đồng thời giúp giảm sâu hại và cỏ dại, dịch bệnh.
Tuy nhiên nếu muốn phát triển nền nông nghiệp bền vững bằng phương pháp trồng cây che phủ đất, người nông dân cũng cần chú ý đến các vấn đề như: khâu gieo trồng, tỷ lệ hạt giống nảy mầm, khoảng cách gieo hạt, mức độ sinh trưởng của cây. Nếu hiệu quả đem lại không được như kỳ vọng, bạn cần đưa ra các giải pháp kịp thời để cải thiện.
3.3. Tạo dinh dưỡng cho đất
Cải thiện và nâng cao chất lượng đất cũng là yếu tố quan trọng để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Do cây trồng sẽ hấp thụ nguồn dưỡng chất trong đất, vì thế đất nhiều khoáng chất thì cây trồng mới khỏe mạnh.
Một số biện pháp mà bạn có thể tiến hành để bổ sung dinh dưỡng tự nhiên cho đất như: Bón phân ủ hữu cơ, tạo lớp che phủ cho đất bằng các nguyên liệu tự nhiên, bón phân vi sinh…
3.4. Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
Phát triển mô hình canh tác nông nghiệp bền vững không thể bỏ qua việc tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Đây là phương pháp phổ biến, được áp dụng ở nhiều trang trại có quy mô lớn trên thế giới.
Việc sử dụng năng lượng tái tạo không những giúp người nông dân có thể tiết kiệm chi phí, mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Bạn có thể trang bị tấm Panel để tận dụng năng lượng mặt trời làm nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, hoặc tận dụng chất thải của gia súc để làm Biogas.
3.5. Quản lý dịch hại tổng hợp
Quản lý dịch hại luôn là vấn đề khó giải quyết trong nông nghiệp. Khi sản xuất nông nghiệp bền vững, thay vì sử dụng các chất hóa học, người nông dân sẽ sử dụng những phương pháp sinh học để diệt trừ sâu bệnh. Một số phương pháp phổ biến đang được sử dụng có thể kể đến như:
- Luân canh cây trồng để cắt đứt vòng tuần hoàn sâu bệnh
- Tăng số lượng thiên địch trong hệ sinh thái nông nghiệp
Việc áp dụng giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ngày vừa giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc, vừa nâng cao chất lượng nông sản.
3.6. Trang bị các trang thiết bị công nghệ cao
Bên cạnh yếu tố con người thì nền nông nghiệp bền vững cũng cần đến sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị công nghệ cao. Điển hình là máy bay không người lái (drone).
Việc sử dụng trang thiết bị công nghệ cao drone mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân:
- Tiết kiệm sức lao động, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với các loại thuốc, phân bón có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Thời gian phun tưới nhanh, lượng thuốc được phân bổ đồng đều không gây lãng phí
- Hỗ trợ đắc lực cho người nông dân trong việc khảo sát vườn trồng, lưu trữ dữ liệu để hoàn thành các mục tiêu canh tác, sản xuất đặt ra.
4. Phân biệt giữa nông nghiệp bền vững & nông nghiệp thương mại
Nền nông nghiệp thế giới hiện nay đang đi theo 2 xu hướng canh tác: Nông nghiệp bền vững và nông nghiệp thương mại. Nhìn chung, các phương thức canh tác này có nhiều điểm khác biệt. Trong đó, mô hình nông nghiệp thương mại sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật công nghiệp vào việc nuôi trồng, sản xuất.
Mục tiêu chính của nền nông nghiệp thương mại là tối đa năng suất, do đó cần sử dụng nhiều biện pháp như: chế phẩm sinh học, phân bón tăng trưởng, thức ăn cho gia súc cùng nhiều loại hóa chất khác. Vì vậy, nếu so với phương pháp thiên nhiên như nông nghiệp bền vững thì hình thức này có nhiều ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe, môi trường sống và đất canh tác.
5. 3 mô hình nông nghiệp bền vững mang lại kinh tế cao nhất hiện nay
Nếu bạn đang tìm kiếm các mô hình nông nghiệp phát triển bền vững để áp dụng vào quá trình canh tác, giúp gia tăng năng suất thì hãy tham khảo ngay gợi ý dưới đây:
5.1. Mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững
Mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững hướng tới quá trình sản xuất nông nghiệp theo một chu trình khép kín. Theo đó, toàn bộ các chất thải, phế phụ phẩm trong quy trình sản xuất này sẽ được tái tạo, tận dụng làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất khác.
Để đảm bảo sự lây nhiễm và những tác động xấu có thể xảy đến, chất thải và phế phụ phẩm trong mô hình nông nghiệp bền vững này sẽ được xử lý cẩn thận bằng công nghệ hiện đại trước khi sử dụng. Điều này vừa góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao mà lại không gây ra ô nhiễm môi trường.
5.2. Mô hình Vườn – Ao – Chuồng – Phân bón hữu cơ
Khi nhắc đến việc sản xuất nông nghiệp bền vững thì chắc chắn không thể bỏ qua mô hình vườn – ao – chuồng – phân bón hữu cơ. Đây là hình thức canh tác nông nghiệp có sự kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Bạn có thể trồng cây ăn quả kết hợp rau xanh bên cạnh ao nước, vừa để cung cấp lượng nước tưới tiêu cần thiết, vừa để nuôi cá và cho vịt bơi lội. Thiết kế thêm chuồng nuôi gia súc, gia cầm gần kề. Phần chất thải sẽ xử lý để làm hầm bioga hoặc ủ phân bón cho cây trong vườn.
5.3. Mô hình nông nghiệp CEA
Mô hình nông nghiệp CEA là mô hình công nghệ trồng trọt theo phương thức tiên tiến. Người nông dân sẽ tận dụng các nhà xưởng, nhà kho hay các tòa nhà trống trong khu đô thị, khu công nghiệp để làm trang trại.
Phương thức này được đánh giá là có ưu thế và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nông dân có thể điều chỉnh các yếu tố từ nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng dinh dưỡng…để nâng cao năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, về cơ bản, mô hình CEA không thể nào thay thế hoàn toàn cho mô hình truyền thống. Quy mô sản xuất không lớn do hạn chế về mặt diện tích. Thêm vào đó, các khâu xử lý chất thải, tiếng ồn, ô nhiễm…cũng cần tốn kinh phí để có thể xử lý triệt để.
6. Vai trò của mỗi cá nhân trong việc phát triển nông nghiệp
Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là định hướng cơ bản, trụ cột để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phát triển kinh tế. Trong đó, con người là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định trực tiếp tới sự thành công của phương thức canh tác này. Những hành động thiết thực mà bạn có thể thực hiện như:
- Áp dụng các tiến bộ khoa học công vệ vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản
- Đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Lựa chọn các giống cây trồng và vật nuôi mới, có năng suất cao, kháng bệnh tốt và thích ứng với điều kiện khí hậu
- Tập huấn, nâng cao kỹ năng về kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ cây trồng
- Ủng hộ, khuyến khích các sản phẩm sản xuất từ nền nông nghiệp hữu cơ, không sử dụng hóa chất
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục để từng bước chuyển đổi tư duy về canh tác nông nghiệp, chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững
7. Cơ hội và thách thức phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
Việt Nam là một là đất nước có điều kiện khí hậu và đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra, nước ta cũng có nhiều ưu thế về công nghệ kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển bền vững nông nghiệp, tạo ra các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao hơn.
Chính phủ luôn có chính sách tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp bền vững từ hệ thống thủy lợi, giao thông, điện lực. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam hiện đang ngày càng hội nhập với thế giới, mở ra các cơ hội lớn về việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản đến thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta vẫn đang vướng phải một số thách thức như lũ lụt, hạn hán, bão ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Ngoài ra, việc trồng trọt, chăn nuôi theo hình thức manh mún, nhỏ lẻ cũng là trở ngại khiến khó áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác.
8. Giới thiệu – Hachi Nông Nghiệp Thông Minh
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tư vấn, hỗ trợ các mô hình nông nghiệp bền vững thì hãy tham khảo Hachi. Đây là doanh nghiệp cung cấp đa dạng các sản phẩm khác nhau, từ hệ thống nhà hàng thông minh, hệ thống tưới nước tự động, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật…
Trở thành khách hàng của Hachi nông nghiệp, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi:
- Hachi luôn hỗ trợ, kết nối lâu dài và trực tiếp đồng hàng cùng khách hàng trong suốt quá trình thực hiện
- Giá thành cạnh tranh, giúp nông dân tiết kiệm tối đa chi phí
- Đã hợp tác thi công hơn 250 dự án tại nhiều quốc gia trên thế giới, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất
Trên đây là toàn bộ những thông tin về canh tác nông nghiệp theo hướng lâu dài bền vững mà Hachi chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã biết được nền nông nghiệp bền vững là gì, cũng như nhiều kiến thức bổ ích liên quan tới mô hình này. Nếu cần tư vấn hay đặt mua sản phẩm, dịch vụ, bạn có thể liên hệ đến số 0901236086 – 0982476086 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm bài viết liên quan: