Mô hình nông nghiệp tuần hoàn được coi là giải pháp hữu hiệu trong phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả. Trong bài viết này, Hachi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về nông nghiệp tuần hoàn bạn có thể tham khảo!
1. Các mô hình nông nghiệp tuần hoàn phát triển bền vững
Mô hình nông nghiệp tuần hoàn đang được áp dụng phổ biến trên nhiều địa phương tại Việt Nam. Dưới đây là 3 mô hình đem lại hiệu quả cao nhất bạn có thể áp dụng!
1.1 Mô hình nông nghiệp tuần hoàn Vườn – Ao – Chuồng (VAC)
Vườn – Ao – Chuồng là mô hình nông nghiệp tuần hoàn được áp dụng từ những năm 1986 và đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Đây là hình thức canh tác kết hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để tạo thành hệ sinh thái khép kín. Trong đó, các thành phần của hệ thống có mối liên hệ mật thiết với nhau, thành phần này cung cấp nguyên liệu đầu vào cho thành phần khác thành một vòng tuần hoàn hiệu quả.
Các thành phần chính trong mô hình VAC bao gồm:
- Vườn: Tận dụng trồng các loại cây đan xen, thích ứng với điều kiện sinh thái khác nhau. VD, trồng cam quýt tầng trên, tầng dưới trồng rau ngót hoặc những loại rau ưa bóng râm.
- Ao: Thiết kế ao sâu từ 1,5m – 2m sử dụng để nuôi cá, thả bèo hoặc trồng rau muống.
- Chuồng: Nuôi gia súc, gia cầm như lợn, gà, trâu, bò,…
Tóm lại, VAC là hình thức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, góp phần vào bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển kinh tế cho người dân.
1.2 Mô hình nông nghiệp tuần hoàn Vườn – Ao – Chuồng – Rừng (VACR)
Vườn – Ao – Chuồng – Rừng (VACR) là sự kết hợp hoàn hảo của trồng trọt – chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. Mô hình này tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn để tạo ra một hệ sinh thái khép kín, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà nông.
VACR được áp dụng phổ biến tại các tỉnh miền núi hiện nay giúp bà con tận dụng tối đa lợi thế về địa hình. Trong đó, vườn được dùng để trồng hồng không hạt, hoa lý, mía và sắn dây. Ao nuôi cá, thả vịt, chuồng chăn nuôi gia súc gia cầm và rừng đưa vào trồng keo. Cụ thể, chất thải từ chăn nuôi dùng để bón phân cho cây trồng, nước từ ao dùng để tưới cây và lá cây rừng dùng cho mục đích làm thức ăn cho gia súc và ủ phân bón.
Mô hình Vườn – Ao – Chuồng – Rừng đã và đang góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc đồng thời kết hợp chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, bà con gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề địa hình, chi phí xây dựng khi áp dụng mô hình nông nghiệp tuần hoàn này vào thực tiễn.
1.3 Mô hình nông nghiệp tuần hoàn Vườn – Ao – Chuồng – Biogas (VACB)
Vườn – Ao – Chuồng – Biogas là mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, kết hợp trồng trọt – nuôi trồng thủy sản – chăn nuôi – sản xuất khí biogas. Đây là giải pháp mới khắc phục nhược điểm của mô hình VAC truyền thống là ô nhiễm môi trường và nguồn nguyên liệu chưa được tận dụng.
Mô hình nông nghiệp tuần hoàn này tập trung tái sử dụng tài nguyên, hạn chế hóa chất và hạn chế ô nhiễm môi trường để tạo ra sản phẩm an toàn cho con người. Cụ thể, chất thải từ chăn nuôi được sử dụng để tạo khí biogas, cung cấp nhiên liệu cho sinh hoạt và nấu ăn. Nước từ ao nuôi cá dùng tưới cây và rửa chuồng trại. Phân thải động vật từ chuồng trại và bùn ao được sử dụng để bón cho cây trồng.
Nhìn chung, mô hình VACB đang cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ khi đem lại nhiều lợi ích cho nhà nông. Sự kết hợp của hầm biogas đã giải quyết triệt để vấn đề chất thải trong chăn nuôi, tránh ô nhiễm đất nước, hạn chế vi khuẩn, vi rút phát triển. Ngoài ra, mô hình này cũng góp phần cho các hộ chăn nuôi tiết kiệm chi phí điện năng, từ đó nâng cao chất lượng đời sống người dân.
2. Lợi ích mô hình nông nghiệp tuần hoàn đem lại cho đời sống
Mô hình nông nghiệp tuần hoàn được coi là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay bởi đem lại nhiều lợi ích rõ ràng như:
2.1 Lợi ích về kinh tế
Mục tiêu chung của mô hình nông nghiệp tuần hoàn là tái sử dụng tài nguyên hiệu quả, đem lại lợi ích lớn về mặt kinh tế. Cụ thể, mô hình này đang làm tốt vai trò:
- Giảm thiểu chi phí: Việc tái sử dụng chất thải sinh học như phân bón tự nhiên, hạn chế chi phí mua phân bón hóa học giúp bà con cắt giảm 40% chi phí nguyên liệu đầu vào.
- Tăng hiệu quả sản xuất: Mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại và phương pháp canh tác thông minh để tăng hiệu quả sản xuất rõ rệt. Một số ứng dụng của khoa học công nghệ hiện đại trong nông nghiệp được biết đến như IoT, máy bay không người lái, sử dụng đèn LED để quang hợp,..
- Mở ra thị trường mới: Mô hình này thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, khuyến khích phát triển công nghệ mới từ đó mở ra nhiều cơ hội hơn cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
2.2 Bảo vệ môi trường
Mô hình nông nghiệp tuần hoàn đã cho thấy lợi ích của mình khi giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Theo nghiên cứu từ đại học Wageningen, Hà Lan, mô hình này có thể giảm tới 20% lượng khí thải CO2, giảm sự phụ thuộc của nông nghiệp vào phân bón hóa học. Qua đó làm giảm lượng khí thải nhà kính.
Ngoài ra, mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp còn giúp tiết kiệm từ 30-50% lượng nước tiêu thụ, tăng cường kiểm soát sinh học giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên các loài sinh vật phi nông nghiệp. Điều này mở ra cánh cửa cho hệ sinh thái tự nhiên và tăng cường đa dạng sinh học hiệu quả.
2.3 Tác động đến xã hội
Trên thực tế, mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ tác động tích cực đến kinh tế và môi trường, nó còn đem lại hiệu quả rõ rệt trong an sinh xã hội. Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn giúp tăng năng suất 20%, giảm 30% chất thải và phát thải nhà kính.
Điều này đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra cơ hội việc làm trong lĩnh vực quản lý chất thải, tái chế và sản xuất phân bón hữu cơ. Từ đó, giảm bất bình đẳng và nghèo đói trong cộng đồng nông thôn.
3. Điều kiện phát triển ở Việt Nam
Việt Nam với lợi thế về địa hình và khí hậu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp tuần hoàn như:
- Nguồn tài nguyên phong phú: Việt Nam sở hữu khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, đất đai phong phú, nguồn lao động trẻ là những điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững.
- Kinh nghiệm sản xuất: Nhà nông Việt ngày càng được nâng cao trình độ, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới và áp dụng hiệu quả vào canh tác.
- Chính sách nhà nước: Nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ nông nghiệp tuần hoàn như Chiến lược quốc gia về phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Chương trình quốc gia về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 – 2025.
- Nhu cầu thị trường: Nhu cầu sử dụng nông sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Đây là điều kiện cần thiết tạo ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực này.
4. Khó khăn và thách thức hiện tại
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển, mô hình nông nghiệp tuần hoàn còn gặp phải không ít khó khăn như:
- Thiếu vốn đầu tư: Các mô hình nông nghiệp tuần hoàn đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho thiết bị, máy móc, giống cây trồng, vật nuôi,…
- Hạ tầng chưa phát triển: Tại các khu vực nông thôn Việt Nam, hệ thống thu gom, xử lý chất thải, tưới tiêu, bảo quản thực phẩm chưa thực sự phát triển khiến nhà nông gặp khó khăn trong quá trình sản xuất.
- Thiếu hụt kiến thức và kỹ thuật: Nông nghiệp Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng lao động trình độ cao, nhiều nông dân còn chưa hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp xanh hay các kỹ thuật áp dụng mô hình này vào sản xuất.
- Phát triển chưa đồng đều: Nông nghiệp tuần hoàn được triển khai ở một số khu vực nhất định, chưa thể tạo thành khối đoàn kết mang tính đột phá bền vững.
5. Báo chí đưa tin về mô hình nông nghiệp tuần hoàn
Dưới đây là một số thông tin về nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam:
Xem ngay: https://nhandan.vn/phat-trien-mo-hinh-kinh-te-nong-nghiep-tuan-hoan-post782226.html
Xem ngay: https://monre.gov.vn/Pages/cac-mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan-trong-linh-vuc-nong-nghiep.aspx
6. Giới thiệu – Hachi nông nghiệp thông minh
Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp tuần hoàn, Hachi tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thiết kế – thi công – ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông sản cho bà con.
Hiện nay, công ty đã và đang thực hiện thành công nhiều hệ thống nông nghiệp thông minh tự động hóa lên tới 90%. Quá trình xây dựng, chuyển giao quy trình canh tác theo chuẩn VietGAP và được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp.
Đến với Hachi Việt Nam, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất bao gồm:
- Hỗ trợ khách hàng 24/7
- Ứng dụng công nghệ cao hàng đầu Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp
- Đội ngũ nhân viên của Hachi giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản
- Chính sách bảo hành, thanh toán, vận chuyển rõ ràng, minh bạch.
Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng gọi điện đến hotline 0901236086 – 0982476086 hoặc email info@hachi.com.vn ngay hôm nay!
Những thông tin về mô hình nông nghiệp tuần hoàn đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cũng như áp dụng mô hình canh tác phù hợp!