Nông nghiệp xanh được coi là chìa khóa cho cánh cửa môi trường trong tình hình ô nhiễm, biến đổi khí hậu hiện nay. Trong bài viết này, Hachi sẽ giới thiệu thông tin chi tiết về mô hình này giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất!
1. Nông nghiệp xanh là gì?
Nông nghiệp xanh có thể hiểu đơn giản là một nền nông nghiệp phát triển theo xu hướng bền vững, an toàn với môi trường và tăng cường sức khỏe con người. Trong đó:
- Phát triển bền vững: Có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai.
- Bảo vệ môi trường: Hạn chế các tác động tiêu cực của nông nghiệp đến môi trường đất, nước và không khí.
- Tăng cường sức khỏe con người: Sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng với chất lượng cao hơn, an toàn cho sức khỏe.
Điểm mấu chốt của mô hình này đó là khả năng cân bằng giữa phát triển nông nghiệp, bảo vệ đa dạng sinh học, chất lượng đời sống với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu bao gồm: canh tác thông minh, sử dụng phân hữu cơ, giảm hóa chất và thuốc trừ sâu, sử dụng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm,… Đặc biệt, nông nghiệp xanh đang từng bước áp dụng công nghệ số trong quản lý để cho hiệu quả rõ ràng hơn. Từ đó tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng và vùng nông nghiệp trên cả nước.
2. 4 mô hình nông nghiệp xanh tiêu biểu phổ biến nhất nay
Hiện nay xuất hiện khá nhiều mô hình nông nghiệp xanh, tuy nhiên dưới đây là 4 loại hình được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam:
2.1. Mô hình trồng rau thủy canh (Hydroponics)
Mô hình trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau không sử dụng đất, thay vào đó, người ta sẽ sử dụng một dung dịch dinh dưỡng cung cấp cho cây phát triển. Các chất dinh dưỡng này được cung cấp dưới dạng hòa tan giúp cây dễ dàng hấp thu và ít sâu bệnh hơn so với phương pháp truyền thống.
Đây là mô hình nông nghiệp xanh phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Bạn chỉ cần một không gian thoáng mát, có ánh sáng là có thể tự trồng rau sạch tại nhà. Ngoài ra, trồng rau thủy canh cũng là mô hình kinh doanh đang được nhiều người hướng đến. Không chỉ thu về rau sạch với chi phí thấp mà còn cho lợi nhuận cao với nhu cầu sử dụng lớn.
2.2. Nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái trồng cây, nuôi cá sạch (Aquaponics)
Aquaponics là phương pháp kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng rau thủy canh hữu cơ theo một hệ sinh thái khép kín. Hệ thống này tận dụng nước thải từ bể cá qua bộ lọc vi sinh bị oxy hoá chuyển thành chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng. Rễ cây trồng sau khi hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ trả lại nước được lọc sạch cho bể.
Hệ thống này có ưu điểm là tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, cho rau sạch và an toàn đồng thời giúp tăng năng suất cũng như tốt cho môi trường. Đặc biệt, với những hộ gia đình có sẵn hồ cá cảnh hay nông trại quy mô lớn thì mô hình Aquaponics càng cho thấy hiệu quả khi vừa lọc sạch hồ cá tự nhiên lại có sẵn rau sạch hữu cơ cho bữa ăn hàng ngày.
2.3. Du lịch gắn với nông nghiệp xanh
Du lịch gắn với nông nghiệp xanh là xu hướng kết hợp trải nghiệm du lịch với các hoạt động nông nghiệp xanh. Du khách có thể tham gia trải nghiệm trồng trọt, thu hoạch rau quả, chăm sóc gia súc gia cầm, sản xuất sản phẩm nông nghiệp,…
Mô hình này đã và đang ứng dụng đem lại hiệu quả kinh tế rõ ràng cho nhiều địa phương và doanh nghiệp. Bạn có thể tham gia một số tour trải nghiệm như tham quan nông trường Mộc Châu, thăm ruộng bậc thang ở Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu,…
2.4. Mô hình cánh đồng mẫu lớn
Cánh đồng mẫu lớn là loại hình khá phổ biến được áp dụng cho lúa mì và lúa gạo hiện nay. Mô hình này liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa 4 nhà: Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà nước.
Theo đó, nhà nước sẽ hỗ trợ về chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nông. Nhà khoa học chịu trách nhiệm nghiên cứu, chuyển giao khoa học. Nhà doanh nghiệp cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân tham gia sản xuất.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn giúp giảm diện tích đất canh tác nhỏ lẻ, an toàn môi trường sinh thái và dễ dàng áp dụng công nghệ cao vào sử dụng.
3. Các phương pháp và công nghệ trong nông nghiệp xanh
Để tham gia vào mô hình nông nghiệp xanh, bạn có thể áp dụng các phương pháp và công nghệ sau đây:
3.1. Sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh vật có lợi
Sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh vật có lợi là phương pháp thay thế phân bón hóa học bằng chất thải hữu cơ, phân bón từ gia súc, phân hữu cơ vi sinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng vi sinh vật để cải thiện cấu trúc đất, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng đồng thời giảm sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Từ đó giúp bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.2. Áp dụng kỹ thuật canh tác thông minh
Kỹ thuật canh tác thông minh trong nông nghiệp xanh là biện pháp trồng cây không sử dụng hóa chất độc hại. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như bảo vệ môi trường, cung cấp thực phẩm an toàn và tăng chất lượng đất canh tác.
Để canh tác hiệu quả, bạn cần áp dụng đúng các kỹ thuật sau:
- Bón phân theo chỉ định: Áp dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm và phù hợp với từng loại cây trồng.
- Chia vùng canh tác: Chia ruộng thành các vùng canh tác khác nhau đảm bảo cây phù hợp với đất và khí hậu.
- Chu kỳ canh tác: Trồng luân phiên các loại cây khác nhau để tránh cạn kiệt dinh dưỡng trong đất.
3.3. Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước
Bạn có thể sử dụng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước theo giờ hoặc nhu cầu cây trồng hoặc các thiết bị kiểm soát tự động để hạn chế lượng nước tiêu thụ. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được áp dụng trong hệ thống tưới nhỏ giọt, thiết bị dẫn nước tự động, tưới phun sương hoặc kỹ thuật cấy truyền nước. Phương pháp này giúp giảm lượng nước bốc hơi cũng như đảm bảo nhu cầu sử dụng của cây trồng.
3.4. Giảm sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu
Một phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong nông nghiệp xanh đó là phòng trừ sâu bệnh sinh học thay thế cho thuốc trừ sâu hóa học. Bạn có thể sử dụng các loài côn trùng, vi khuẩn có lợi để kiểm soát bệnh mà không cần sử dụng thuốc. Ngoài ra, phương pháp lựa chọn trồng các loại cây kháng sâu tự nhiên, hạn chế sự phụ thuộc vào hóa chất độc hại.
3.5. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý nông nghiệp
Công nghệ số là phương pháp đang được sử dụng hiệu quả trong nông nghiệp xanh hiện nay. Kỹ thuật này giúp quản lý nông nghiệp hiệu quả hơn, chính xác hơn và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, công nghệ số đang được áp dụng nhằm:
- Giám sát và quản lý từ xa: Người ta sử dụng cảm biến theo dõi chất lượng đất, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ. Hệ thống GPS cho phép theo dõi vị trí, diện tích, ranh giới và hệ thống GIS để quản lý bản đồ.
- Phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán: Các chuyên gia ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và Big Data trong canh tác để thu thập dữ liệu.
- Nâng cao hiệu suất: Quy trình tự động hóa được áp dụng trong tưới tiêu, bón phân, phun thuốc giúp quản lý tài nguyên hiệu quả.
4. Nông nghiệp xanh mang đến lợi ích và ý nghĩa gì?
Nông nghiệp xanh được coi là xu hướng mới của thế giới bởi đem tới nhiều lợi ích cho con người và môi trường sống. Dưới đây là một số thông tin về ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh bạn có thể tham khảo!
4.1. Bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu
Nông nghiệp xanh tập chung vào sử dụng phân bón hữu cơ và phương pháp canh tác thông minh, giảm sự phụ thuộc vào hóa chất độc hại. Từ đó làm giảm phát thải khí nhà kính đặc biệt là 2 loại khí metan và nitrous oxide, hạn chế cháy rừng và tăng cường carbon cho đất.
Ngoài ra, phương pháp này sử dụng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước, quản lý tài nguyên thông minh giúp giảm nước tiêu thụ và bảo vệ nước ngọt, bảo tồn đa dạng khoa học.
4.2. Bảo vệ sức khỏe con người, giúp phát triển đa dạng sinh học
Nông nghiệp xanh có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người và phát triển đa dạng sinh học nhờ đem lại nhiều lợi ích như:
- Giảm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm: Mô hình này hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học, tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ tồn đọng chất độc hại trong thực phẩm.
- Sản phẩm của nền nông nghiệp được sản xuất theo quy trình khoa học giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, hô hấp.
- Mô hình nông nghiệp xanh khuyến khích trồng các cây bản địa, phù hợp với khí hậu, đất đai giúp tăng cường đa dạng sinh học trong các khu vực nông nghiệp.
- Tạo môi trường cho sinh vật sống: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loài sinh vật.
4.3. Tăng cường năng suất và thu nhập của người dân
Nông nghiệp xanh áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, khoa học giúp gia tăng năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, việc hạn chế các hóa chất độc hại còn giúp giảm chi phí đầu vào. Từ đó có thể tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống ổn định cho người trồng trọt.
Bên cạnh đó, mô hình này còn khuyến khích tái chế, gia công nông sản tạo giá trị gia tăng tạo nhiều việc làm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển mở rộng và tìm kiếm nhiều cơ hội hơn nữa.
4.4. Đảm bảo an ninh lương thực và sự phát triển bền vững
Nông nghiệp xanh được coi là xu hướng của thời đại nhờ sự phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng, kinh tế, môi trường và cân bằng xã hội. Trong đó, nền nông nghiệp này đang thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Đảm bảo an ninh lương thực: Sản xuất ra lương thực đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người với chất lượng cao hơn.
- Sử dụng tài nguyên hiệu quả: Các tài nguyên đất, nước, năng lượng được sử dụng hiệu quả giúp bảo vệ tài nguyên cho thế hệ tương lai.
- Phát triển kinh tế – xã hội: Mô hình nông nghiệp sử dụng các phương pháp canh tác hiện đại góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn, nâng cao đời sống người dân.
5. Những khó khăn và thách thức của mô hình nông nghiệp xanh
Dù đem lại nhiều lợi ích cho đời sống con người nhưng mô hình nông nghiệp xanh vẫn gặp phải không ít khó khăn và thách thức như:
5.1. Yếu kém cơ sở hạ tầng
Nông nghiệp xanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao cho các kỹ thuật canh tác tiên tiến, vật liệu hữu cơ và hệ thống tưới tiêu. Trong khi đó, nhiều khu vực nông thôn vẫn đang gặp khó khăn trong cơ sở hạ tầng cơ bản như đường giao thông, điện, nước, viễn thông. Điều này khiến người nông dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ.
Ngoài ra, mô hình nông nghiệp này còn đòi hỏi nông dân phải có kiến thức và kỹ thuật canh tác, am hiểu các phương pháp hữu cơ, sinh học. Tuy nhiên, các công nghệ và hệ thống quản lý thông tin có sẵn lại phát triển không đồng đều trên toàn cầu khiến một số khu vực nông thôn không thể tiếp cận thông tin hữu ích.
5.2. Thách thức về đổi mới và chính sách
Bên cạnh những nỗ lực phát triển nông nghiệp xanh, nhà nước vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định gây áp lực cho mô hình này như:
- Thiếu hụt chiến lược và quy hoạch tổng thể: Chưa có phương hướng rõ ràng khiến nhiều địa phương thực hiện nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ.
- Hỗ trợ chưa đầy đủ: Nguồn vốn cho hoạt động này còn hạn chế, thủ tục vay vốn phức tạp, chưa có ưu đãi thuế và các chương trình đào tạo, tập huấn về chuyển giao khoa học.
- Hệ thống thị trường chưa hoàn thiện: Thị trường sản phẩm nông nghiệp xanh chưa phát triển mạnh, thiếu liên kết. Ngoài ra, hệ thống truy xuất nguồn gốc chưa phát hoàn thiện kết hợp với hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại khiến người tiêu dùng không thể tiếp cận sản phẩm.
Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân. Một số biện pháp được đưa ra bao gồm: hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển nông nghiệp xanh, tăng cường hỗ trợ vốn và chính sách ưu đãi, phát triển hệ thống thị trường, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
5.3. Thiếu nguồn lao động tri thức
Một thách thức khá lớn của nông nghiệp xanh khi áp dụng tại Việt Nam đó là thiếu hụt lao động có tri thức. Hầu hết người nông dân chưa được đào tạo bài bản, kỹ càng trong việc áp dụng công nghệ, canh tác thông minh trong hoạt động trồng trọt, thiếu ý thức về lợi ích và khó khăn mà mô hình này đang gặp phải.
Bên cạnh đó, lao động trình độ cao trong lĩnh vực này còn khá ít, thu nhập thấp lại không được hưởng các chính sách ưu đãi khiến nhiều bạn trẻ không thể bám trụ trong ngành. Điều này khiến cho người nông dân gặp khó khăn trong quản lý và vận hành cũng như áp dụng công nghệ vào canh tác.
Để giải quyết thách thức này cần sự đổi mới nhận thức, đầu tư vào giáo dục đào tạo, ban hành các chính sách thu hút lao động để khuyến khích người lao động tham gia.
6. Nông nghiệp công nghệ cao Hachi – Đơn vị tư vấn, cung cấp, thi công mô hình nông nghiệp xanh trồng rau thủy canh uy tín chất lượng
Được thành lập từ dự án Vietnam Silicon Valley năm 2016, Hachi tự hào là đơn vị tư vấn, cung cấp thi công mô hình nông nghiệp xanh trồng rau thủy canh hàng đầu hiện nay. Công ty tập hợp đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, từng nhận giải thưởng Nhân Tài Trái Đất, nhận viện trợ của World Bank và Liên Hợp Quốc để đem đến chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất.
Công ty cung cấp đa dạng sản phẩm khác nhau như: hệ thống nhà hàng thông minh, hệ thống tưới tiêu tự động, cung cấp giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng, giải pháp phòng trừ sâu bệnh, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật,..
Trong đó, dịch vụ tư vấn – cung cấp – thi công mô hình trồng rau thủy canh đang nhận được nhiều sự quan tâm bởi những ưu điểm nổi trội như:
- Tích hợp nền tảng tự động hóa lên đến 90% cho hiệu quả canh tác và vận hành hệ thống cao hơn so với mô hình truyền thống.
- Kết nối lâu dài, sẵn sàng tư vấn 24/7 và trực tiếp đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình thực hiện.
- Xây dựng và chuyển giao quy trình trồng theo chuẩn VietGAP đồng bộ từ Hachi Nông nghiệp thông minh.
- Hợp tác với hơn 250+ dự án tại Việt Nam, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Úc và Mỹ, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Liên hệ ngay đến Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Hachi Việt Nam để được tư vấn chi tiết!
Điện thoại: 0901236086 – 0982476086
Email: info@hachi.com.vn
Trên đây là những thông tin cơ bản về mô hình nông nghiệp xanh tại Việt Nam bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích cũng như giải đáp thắc mắc của bản thân!