Nông nghiệp hữu cơ là gì, được ứng dụng như thế nào trong quy trình sản xuất nông sản tại Việt Nam? Cùng Hachi tìm hiểu mọi thông tin cần biết về mô hình này ngay sau đây nhé!
1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ là gì?
Nông nghiệp hữu cơ là mô hình sản xuất hướng tới giá trị bền vững, duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Mục tiêu chung là cung cấp thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cao, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội. Ngoài ra, mô hình này cũng khuyến khích không sử dụng các hóa chất nông nghiệp như: thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, chất kích thích,… Từ đó tạo điều kiện phát triển cho việc canh tác khép kín đồng thời tận dụng được nguồn lực có sẵn.
Tại Việt Nam, mô hình sản xuất bền vững này được triển khai trên nhiều nhóm thực phẩm như lúa gạo, rau củ, trái cây, chè, cà phê, hạt điều, lợn, bò sữa, gà, tôm,.. Đây được xem là biện pháp tối ưu nhằm hạn chế và kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.
2. Nguyên tắc chính của nông nghiệp hữu cơ bao gồm
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 109/2018/NĐ-CP, nông nghiệp hữu cơ đặt ra các nguyên tắc cơ bản bao gồm:
- Quản lý tài nguyên (đất, nước, không khí) theo hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn.
- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên: Không sử dụng hóa chất trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của con người với hóa chất độc hại cũng như giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
- Không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và các công nghệ gây hại cho quá trình sản xuất.
- Chăn nuôi nhân đạo, đảm bảo điều kiện sống cho vật nuôi, hạn chế sử dụng kháng sinh và hormone tăng trưởng ảnh hưởng đến sức khỏe tự nhiên của nó.
- Sản phẩm phải được chứng nhận bởi bên thứ ba theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác.
3. Đặc điểm của nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ được biết đến là mô hình 5 không: Không hóa chất BVTV – Không phân bón hóa học – Không chất kích thích tăng trưởng – Không sản phẩm đột biến gen – Không phân bắc. Thay vào đó, mô hình này sử dụng nguyên liệu đầu vào dựa trên luân canh, sử dụng phân chuồng ủ, phân xanh, phân vi sinh và các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để canh tác.
Cụ thể, mô hình sản xuất nông sản hữu cơ hiện nay có những đặc điểm chính như sau:
- Duy trì hạn mức chất hữu cơ ở phạm vi cho phép, cải tạo đất bằng phương pháp sinh học nhằm đảm bảo độ phì nhiêu cho đất.
- Sử dụng nguồn dinh dưỡng ít hòa tan do hoạt động của các vi sinh vật để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Sử dụng các biện pháp sinh học để cung cấp thêm nitơ, cố định đạm trong đất như trồng cây họ đậu.
- Áp dụng phương pháp thâm canh để hạn chế sâu bệnh hại.
- Chú ý đến hệ thống canh tác và bảo tồn động vật, môi trường sống của động vật.
4. Lợi ích của nông nghiệp hữu cơ đem lại
Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng mới trong phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam bởi nhiều đem lại nhiều lợi ích như:
- Sức khỏe: Mô hình này cung cấp nông sản sạch, an toàn không sử dụng các hóa chất độc hại nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao.
- Bảo vệ môi trường: Phát triển nông nghiệp sạch là phương pháp giảm ô nhiễm đất, nước, không khí đồng thời bảo vệ hệ sinh thái hiệu quả.
- Giá trị kinh tế: Nông sản hữu cơ có giá trị cao hơn, mang lại thu nhập tốt hơn. Ngoài ra, các chi phí cho hóa chất và phân bón hóa học cũng được giảm thiểu tối đa.
- Cải thiện chất lượng đất: Nhờ phương pháp canh tác đúng đắn, mô hình này đảm bảo duy trì và cải thiện độ màu mỡ của đất cũng như tăng cường cấu trúc đất.
- Phát triển cộng đồng: Mô hình này tạo ra nhiều việc làm và nâng cao nhận thức bảo vệ an toàn thực phẩm cho người dân.
- Chống biến đổi khí hậu: Đây là giải pháp phát triển bền vững, tăng cường khả năng chống chịu trước các biến đổi của khí hậu.
5. Nhược điểm của nông nghiệp hữu cơ
Bên cạnh những lợi ích nêu trên, mô hình sản xuất nông sản hữu cơ hữu cơ tại Việt Nam vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Cụ thể, người dân cần chi phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí lao động cao trong khi nguồn cung vẫn còn nhiều hạn chế. Người dân tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu kiến thức và kỹ năng về phương pháp canh tác hữu cơ dẫn đến nhiều bất cập.
Ngoài ra, áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ còn khiến năng suất cây trồng thấp hơn, khó kiểm soát sâu bệnh hại. Tuy giá thành sản phẩm cao hơn nhưng nhu cầu thị trường vẫn còn hạn chế, một số người tiêu dùng vẫn chưa thể chi trả cho mặt hàng này.
Nhìn chung, dù có nhiều nhược điểm xong mô hình sản xuất nông sản hữu cơ vẫn là hướng đi tiềm năng, hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.
6. 2 quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Dưới đây, Hachi sẽ giới thiệu 2 quy trình sản xuất nông sản hữu cơ phổ biến tại Việt Nam và thế giới bạn có thể tham khảo!
6.1. Quy trình trong trồng trọt
Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong trồng trọt là chuỗi các bước thực hiện từ chuẩn bị đất đến thu hoạch và bảo quản thành phẩm. Cụ thể:
- Bước 1. Chuẩn bị các nguyên liệu để canh tác bao gồm đất trồng, hạt giống, phân bón,…
- Bước 2. Lên kế hoạch sản xuất chi tiết.
- Bước 3. Thiết lập hệ thống tưới tiêu nước cho cây trồng.
- Bước 4. Chọn phân bón phù hợp cho cây.
- Bước 5. Phòng ngừa và điều trị các loại sâu bệnh hại trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
- Bước 6. Chăm sóc cây khi đang trồng (cung cấp dinh dưỡng, làm cỏ, tỉa lá,…).
- Bước 7. Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch.
6.2. Quy trình trong chăn nuôi
Chăn nuôi hữu cơ là mô hình đang được áp dụng trên nhiều địa phương cả nước. Theo đó, quy trình sản xuất mô hình này như sau:
- Bước 1. Chuẩn bị giống nuôi, chuồng trại cho vật nuôi.
- Bước 2. Lên kế hoạch nuôi dưỡng chi tiết.
- Bước 3. Chuẩn bị nước, thức ăn và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.
- Bước 4. Chăm sóc vật nuôi trong quá trình phát triển đến khi được xuất chuồng.
- Bước 5. Xuất chuồng.
7. Cơ hội và thách thức phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
Nông nghiệp hữu cơ đem lại nhiều lợi ích xong cũng gặp phải không ít khó khăn khi áp dụng tại Việt Nam. Dưới đây là nhận diện một số tiềm năng phát triển cũng như những thách thức mô hình này gặp phải:
7.1. Cơ hội
Việt Nam là quốc gia có tài nguyên phong phú bao gồm đất nông nghiệp màu mỡ, nước mặt và nước ngầm dồi dào. Theo nghiên cứu của một số tạp chí nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, chúng ta chỉ cần khai thác từ 10-15% là có thể đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và đời sống.
Ngoài ra, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có đường bờ biển dài. Đây là điều kiện cần thiết để phát triển đa dạng cây trồng và vật nuôi đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có dân số trẻ, kinh nghiệm canh tác lâu năm. Trong khi đó, thị trường nông sản sạch đang phát triển mạnh với nhu cầu tăng cao. Đây là tiền đề cho những bước đi đột phá của nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.
7.2. Thách thức
Tuy đã có những thành tựu nhất định nhưng nông sản hữu cơ tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Mô hình này gặp phải một số khó khăn như: chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ rõ ràng, chưa có nhiều tổ chức kiểm tra chứng nhận sản xuất hữu cơ, doanh nghiệp sản xuất mang tính nhỏ lẻ, thông tin về mô hình còn nhiều hạn chế,…
Bên cạnh đó, giá thành nông sản hữu cơ khá cao trong khi người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng và phân biệt được với các sản phẩm thông thường khác. Điều này khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn khi áp dụng và phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn.
8. Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Theo báo cáo của hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, đến nay đã có 13 nhóm sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ bao gồm:
- Lúa gạo
- Rau củ
- Trái cây
- Chè
- Cà phê
- Hạt điều
- Lợn
- Hạt điều
- Lợn
- Bò sữa
- Gà
- Tôm
- Hồi
- Quế
9. Hachi Nông Nghiệp Thông Minh – Ứng dụng công nghệ cao nhà màng, nhà lưới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Hachi Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong phát triển ứng dụng công nghệ cao, nhà màng nhà lưới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Đây là giải pháp trồng trọt hiện đại, giúp bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, hỗ trợ cây tăng trưởng mạnh, cho năng suất cao. Hiện nay, công ty đã áp dụng thành công mô hình này để trồng rau củ quả, nuôi cấy mô, trồng hoa và phơi, sấy nông sản.
Đến với Hachi nông nghiệp công nghệ cao, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao với:
- Giá thành cạnh tranh, tối ưu chi phí.
- Đầy đủ chứng nhận chất lượng cấp quốc gia quốc tế.
- Hệ khung kèo mạ kẽm, công nghệ màng phủ từ Israel.
- Tích hợp hệ thống vi khí hậu điều khiển bằng smartphone.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ đến hotline 0982476086 – 0901236086!
Như vậy, những thông tin về mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Hachi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Chúc bạn có thêm kiến thức hữu ích cho bản thân!
Xem thêm bài viết liên quan: