4/5 - (1 bình chọn)

Trồng cây lưỡi hổ thủy canh vừa dùng làm đồ trang trí decor trong nhà, vừa có ý nghĩa về phong thủy giúp gia chủ thanh lọc năng lượng xấu, xua đuổi ma quỷ mang đến những điều may mắn, mang tài lộc vào nhà. 

Cùng xem hướng dẫn trồng cây của Hachi ngay sau đây nhé!

1. Giới thiệu cây lưỡi hổ thủy canh

cây lưỡi hổ thủy sinh
Cây lưỡi hổ thủy sinh

Trồng cây lưỡi hổ thủy canh là phương pháp trồng cây không cần đất, thay thế đất bằng các giá thể và dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Khi trồng thủy canh cây thường sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với trồng vào đất. 

Những lợi ích có được khi trồng lưỡi hổ thủy canh: 

  • Tạo ra không gian xanh, đồ vật trang trí trong gia đình. 
  • Theo phong thủy, cây lưỡi hổ cảnh mang đến những điều may mắn cho gia chủ. 

2. Chuẩn bị giống và dụng cụ cần 

2.1. Chuẩn bị giống tốt

giống cây lưỡi hổ thủy canh

Muốn có cây trồng phát triển tốt thì yếu tố tiên quyết chính là có giống cây chất lượng. Tiêu chuẩn chọn giống cây lưỡi hổ thủy canh là: 

  • Lá săn chắc, không bị sâu bệnh
  • Lá có màu xanh khỏe khoắn không bị héo úa 
  • Bộ rễ khỏe, không quá dài 

2.2. Dụng cụ và nguyên liệu

Các nguyên liệu để trồng lưỡi hổ thủy canh bao gồm: 

  • Kéo
  • Sỏi 
  • Chậu thủy tinh/chai nhựa 
  • Rọ thủy canh 
  • Giá thể
  • Dinh dưỡng thủy canh 

2.3. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh

dinh dưỡng thủy canh trồng cây thủy canh
Dinh dưỡng thủy canh dạng bột của Hachi

Với dung dịch dinh dưỡng thủy canh có thể sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng thủy canh dạng bột hoặc dạng nước. Lưu ý pha theo đúng tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. 

Bạn cũng có thể sử dụng dinh dưỡng thủy canh tự pha chế từ phân NPK hoặc phân trùn quế cho cây lưỡi hổ thủy canh. 

Dinh dưỡng thủy canh sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây lưỡi hổ thủy sinh. Cây hấp thụ đủ nguồn dinh dưỡng sẽ làm cho bộ rễ khỏe, cây phát triển nhanh, mạnh mẽ hơn. 

3. Cách nhân giống cây lưỡi hổ trồng thủy sinh bằng nước

Các bước để nhân giống cây lưỡi hổ thủy canh bằng nước như sau: 

  • Bước 1: Cắt lá lưỡi hổ 

Chọn các lá lưỡi hổ khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cắt lấy khoảng 7 – 10cm phần đầu lá mang đi ươm. Trước khi ươm nên phơi lá từ 3 – 4 ngày để lá héo đi, khi ngâm lá sẽ không bị úng, thối lá. 

  • Bước 2: Pha chế dinh dưỡng thủy canh 

Pha vitamin B1 vào nước ươm mầm. B1 sẽ kích thích rễ mọc nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình mọc mầm cây mới. 

  • Bước 3: Đặt lá lưỡi hổ vào dung dịch dinh dưỡng thủy canh 

Cho phần đầu lá bị cắt đặt vào trong dinh dưỡng thủy canh. Đặt chậu ươm rễ tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời 

  • Bước 4: Thay nước 

Tiến hành pha mới dung dịch B1 và thay nước từ 7 – 10/lần. Chờ khoảng 2,5 đến 3 tháng, lưỡi hổ thủy sinh mọc ra những cây con có thể mang đi trồng thủy canh hoặc mang đi trồng trực tiếp ra đất. 

4. Cách trồng cây lưỡi hổ thủy canh tại nhà chi tiết A – Z

Cách trồng cây lưỡi hổ thủy sinh như thế nào cùng Hachi thực hiện ngay các bước sau đây nhé!

  • Bước 1: Xử lý rễ cây lưỡi hổ 

cây lưỡi hổ thủy sinh

Cây lưỡi hổ lấy về bỏ hết đất bám trên rễ cây, tiến hành cắt bỏ phần rễ và mang gốc cây đi rửa sạch. Việc rửa sạch gốc cây sẽ giúp môi trường thủy canh sạch, không ô nhiễm, màu nước thủy canh thẩm mỹ hơn. 

Dùng kéo cắt sát phần củ của cây lưỡi hổ, tỉa sạch phần rễ cây. Khi trồng thủy canh, những rễ mới mọc ra sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường thủy canh hơn.

  • Bước 2: Cắt tỉa lá già nằm ở lớp ngoài của cây
  • Bước 3: Phơi khô cây 

Để cây ở nơi thoáng mát từ 3 – 4 ngày để phần rễ cây đã xử lý khô và se lại. Gốc khô, se lại sẽ tránh được tình trạng cây bị thối phần gốc khi ngâm vào môi trường thủy canh. 

Nếu bạn trồng lưỡi hổ thủy canh tại nhà bằng cách nhân giống cây bằng nước như trên phần 3, cây ra rễ và đủ điều kiện hãy tiếp tục thực hiện từ bước số 4. 

  • Bước 4: Rửa sạch sỏi trang trí 

trồng cây lưỡi hổ thủy canh

Rửa sỏi trang trí, rửa nhiều lần cho đến khi nước trong là được. Cho sỏi và sau đó thêm nước (nước trắng hoặc dung dịch thủy canh) vào các bình/chai nhựa/cốc nước trồng thủy canh đã chuẩn bị trước đó.

  • Bước 5: Đặt cây lưỡi hổ vào

Đặt rọ thủy canh vào bình/chai nhựa/cốc nước trồng thủy canh. Sau đó đặt các cây lưỡi hổ vào bình, dùng rêu, sỏi hoặc xơ dừa (các loại giá thể) vào để cố định và giữ độ ẩm cho cây. 

trồng cây lưỡi hổ thủy canh

Nếu bạn sử dụng nước bình thường để trồng cây thì nên thêm vài giọt thủy canh vào nước giúp cây mọc rễ và phát triển tốt hơn. 

5. Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây lưỡi hổ thủy canh

Các bước trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy canh rất đơn giản, cây lưỡi hổ là một loại cây nổi tiếng vì không cần bỏ công chăm sóc nhiều. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến các điều Hachi chia sẻ ngay sau đây! 

5.1. Chọn vị trí và điều chỉnh ánh sáng phù hợp

vị trí cây lưỡi hổ thủy sinh
Vị trí và ánh sáng phù hợp để cây lưỡi hổ thủy sinh

Là một cây ưa bóng râm, bạn có thể đặt các bình cây lưỡi hổ thủy sinh gần cửa sổ, hoặc nơi có ánh sáng nhẹ nhàng nhưng đủ thoáng mát, đầy đủ oxy cây mới có thể phát triển được. 

Nếu bạn để lưỡi hổ trong phòng có thể ưu tiên để chúng tại nơi có ánh sáng đèn led để thay thế cho ánh sáng của mặt trời. Khi cây đã phát triển ổn định, bạn nên cho cây ra phơi nắng 2, 3 lần/tháng, mỗi lần phơi nắng vài tiếng. 

5.2. Thay nước luôn đủ và sạch

Tiến hành thay nước 1 tuần/lần hoặc bất cứ khi nào bạn quan sát thấy nước có phần bị đục, phần gốc, rễ bị nấm mốc. Hãy thay nước thường xuyên đảm bảo cung cấp nguồn nước, nguồn dinh dưỡng sạch cho cây. 

Hãy bổ sung thêm dinh dưỡng thủy canh cho cây sau mỗi lần thay nước nhé!

5.3. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ lí tưởng để trồng thủy canh là 68-72 ° F (20-22 ° C). Bạn có thể tiến hành đo nhiệt độ thường xuyên, ổn định nhiệt độ lý tưởng cho cây.  

5.4. Phòng trừ sâu bệnh, côn trùng gây hại

Cách phòng trừ sâu bệnh khi trồng lưỡi hổ thủy sinh chính là vệ sinh môi trường sống của cây: 

  • Vệ sinh bình nước sạch sẽ 
  • Thay nước thường xuyên

5.5. Cách khắc phục khi bị thối rễ và úng lá

Với những gốc cây đã bị thối rễ, úng lá nên nhanh chóng loại bỏ lá, phần rễ đó. Nếu cây bị sâu, nấm mốc nặng, đã lây lan sang nhiều cây khác nên kết hợp phun thêm thuốc trừ sâu, diệt nấm mốc để tránh mầm bệnh tiếp tục phát triển và lan sang các cây khác. 

6. Một số lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ thủy sinh và chăm sóc

Những lưu ý dành cho bạn trong quá trình trồng và chăm sóc lưỡi hổ thủy sinh: 

  • Không bón phân, cho quá liều lượng dinh dưỡng thủy canh cần thiết. Lượng dinh dưỡng nhiều có thể khiến rễ cây chết và cháy lá. 
  • Không tưới nước lên lá cây. Lá ẩm ướt sẽ là môi trường lí tưởng cho các vi khuẩn nấm mốc sinh trưởng và phát triển. 

7. Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ

ý nghĩa cây lưỡi hổ thủy canh
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ thủy canh

Không chỉ là loại cây trang trí, theo quan niệm phong thủy lưỡi hổ là loại cây có hình tựa như con dao sắc của chúa sơn lâm và mang theo năng lực: 

  • Mang đến năng lượng tích cực, may mắn, tài lộc 
  • Đẩy lùi điềm xấu, hạn chế điều xui xẻo, trừ tà

8. Lời kết

Hachi tin rằng với sự hướng dẫn tỉ mỉ thì việc tự trồng cây lưỡi hổ thủy canh chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Hãy bắt tay vào thực hiện ngay thôi! 

Hachi – Nông nghiệp thông minh đơn vị Startup hàng đầu, cung cấp các giải giáp về Hệ thống nhà màng, hệ thống Indoor Smart Farm, cung cấp các loại vật tư nông nghiệp. Liên hệ Hotline để nhận tư vấn chi tiết và báo giá về các sản phẩm của chúng tôi!

  • Tư Vấn Trang Trại 1: 0901236086
  • Tư Vấn Trang Trại 2: 0982476086
  • Tư Vấn Vật Tư: 0337776086 (Dinh dưỡng, đèn led)

Xem thêm bài liên quan: