Dừa bonsai là loại cây cảnh mới phổ biến những năm gần đây. Loại cây này mang vẻ đẹp đơn giản nhưng rất độc đáo, lạ mắt phù hợp với những người yêu thích sự mới lạ. Trong bài viết này Hachi sẽ giới thiệu tới bạn 2 cách trồng dừa bonsai thủy canh tại nhà từ trái dừa khô.
1. Cách trồng dừa bonsai thủy canh trong chậu tại nhà
1.1. Chuẩn bị
- Quả dừa khô: Cần lựa chọn quả khô, có lỗ thông gió ở định, màu nâu sẫm, không bị mốc và nứt nẻ. Bạn có thể tự làm từ quả dừa tươi hoặc mua tại các cửa hàng cây cảnh để đảm bảo về chất lượng. Bạn chọn quả dừa càng to càng tốt sẽ giúp tạo nhiều không gian cho mầm cây phát triển.
- Chai nhựa/Lọ nhựa: Sử dụng chai nhựa trong suốt khoảng 1-2 lít, chai cần có miệng rộng để để vừa quả dừa
- Chậu trồng
- Đất trồng: Dừa bonsai không kén đất trồng, nhưng để cây sinh trưởng tốt bạn vẫn nên lựa những loại đất giàu dinh dưỡng như đất thịt hay đất mùn tơi xốp. Kết hợp đất với trấu hoặc xơ dừa để tăng độ tơi xốp cho đất trồng
- Nước: Sử dụng nước sạch, không chứa clo hoặc các chất hóa học.
- Dinh dưỡng thủy canh: Bạn có thể mua dinh dưỡng thủy canh tại các của hàng nông nghiệp, cần lựa chọn loại thích hợp với dừa bonsai để mang lại hiệu quả tốt nhất.
1.2. Cách trồng dừa bonsai thủy canh chi tiết
Bước 1: Ươm mầm cây
Sau khi lựa chọn được những trái dừa đạt tiêu chuẩn, bạn hãy ngâm dừa khô vừa nước từ 1-3 ngày. Sau đó bạn đặt những trái dừa này ở nơi có độ ẩm cao để chúng nảy mầm sau 1-2 tháng. Khi dừa dã nảy mầm, bạn dùng dao khéo léo loại bỏ phần vỏ ngoài quả dừa, chỉ để lại phần vỏ nâu bên trong. Lưu ý, cần thao tác cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến mầm dừa ở đỉnh trái.
Bạn cũng có thể mua cây con tại các cửa hàng cây cảnh để có thể tiến hành trồng dừa ngay mà không cần tự thực hiện ươm mầm phức tạp.
Bước 2: Trồng dừa thủy canh
Đổ nước sạch vào chai/lọ trồng dừa sao cho nước ngập đủ phần gốc cây. Có thể thay thế nữa bằng dung dịch thủy canh chuyên dụng để cung cấp thêm dinh dưỡng để dừa phát triển nhanh. Sau đó bạn đưa cây non hoặc mầm dừa vào để trồng thủy canh trước khi chuyển dừa sang trồng trên đất.
Bước 3: Trồng dừa vào chậu đất
Sau thời gian trồng thủy canh, khi cây dừa bonsai đã có bộ rễ phát triển ổn định. Bạn chuyển cây từ chậu trồng thủy canh sang trồng vào chậu đất. Vậy là bạn đã hoàn thành việc trồng dừa bonsai trong chậu tại nhà.
Trong quá trình chăm sóc dừa bonsai, bạn sẽ cần thường xuyên tạo dáng và rọc yếm cho cây. Song song với quá trình phát triển của dừa, bẹ dừa sẽ mọc rất dài, bạn sẽ cần cắt tỉa để tạo dáng đẹp mắt cho cây dừa của mình. Tùy vào sở thích và khả năng sáng tạo của bạn sẽ có thể tạo nên những cây dừa bonsai đọc đáo, có 1-0-2.
Có thể bạn quan tâm: Giàn thủy canh trồng rau
2. Cách trồng dừa bonsai thủy canh trong chai nhựa, bình thủy tinh
2.1. Chuẩn bị
- Quả dừa khô hoặc cây giống. Trường hợp bạn lựa chọn trồng dừa bonsai từ trái dừa bạn hãy lựa chọn quả khô, có lỗ thông gió ở định, màu nâu sẫm, không bị mốc và nứt nẻ. Bạn có thể tự làm từ quả dừa tươi hoặc mua tại các cửa hàng cây cảnh để đảm bảo về chất lượng. Bạn chọn quả dừa càng to càng tốt sẽ giúp tạo nhiều không gian cho mầm cây phát triển.
- Chai nhựa/Lọ nhựa: Sử dụng chai nhựa trong suốt khoảng 1-2 lít, chai cần có miệng rộng để để vừa quả dừa
- Nước: Sử dụng nước sạch, không chứa clo hoặc các chất hóa học.
- Dinh dưỡng thủy canh: Bạn có thể mua dinh dưỡng thủy canh tại các của hàng nông nghiệp, cần lựa chọn loại thích hợp với dừa bonsai để mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.2. Cách trồng dừa bonsai thủy canh chi tiết
Bước 1: Ươm mầm dừa
Bạn thực hiện chọn và ươm mầm dừa tương tự như cách làm đã được hướng dẫn tại mục 1. Khi dừa đã nảy mầm, bạn dùng dao cắt bỏ vỏ ngoài của trái, để lại phần vỏ nâu bên trong. Bạn cũng có thể lựa chọn mua trực tiếp cây giống để có thể trồng dừa bonsai ngay mà không cần tự ươm mầm.
Bước 2: Trồng dừa thủy canh
Đổ nước sạch hoặc dung dịch thủy canh đã chuẩn bị vào vào chậu trồng dừa sao cho nước ngập đủ phần gốc cây. Đặt cây mầm cây hoặc cây non vào chậu trồng thủy canh. Vậy là bạn đã hoàn thành trồng dừa bonsai thủy canh.
Khi dừa phát triển và bẹ dừa mọc dài, bạn sẽ cần tạo dáng và rọc yếm cho cây để tạo hình đẹp mắt. Tùy và khả năng sáng tạo và sự khéo léo của mình bạn có thể tạo nên những tác phẩm dừa bonsai độc đáo, ấn tượng để trưng trong phòng khách hay phòng làm việc của mình.
3. Cách Chăm sóc dừa bonsai thủy canh chuẩn nhất
Bên cạnh việc thực hiện đúng theo cách trồng dừa bonsai thủy canh, bạn cũng cần lưu ý một số điểm để chăm sóc cây tốt:
3.1. Vị trí trồng
- Bạn nên đặt cây dừa ở khu vực thông thoáng, đủ ánh sáng, tránh nhiệt quá mạnh.
- Vị trí đặt cây cũng nên tránh khu vực có gió mạnh, gió quá mạnh có thể làm gãy thân cây.
- Nên đặt cây dừa trong nhà hoặc những khu vực có mai che để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết khắc nghiệt như nắng mạnh hay mưa bão
3.2. Ánh sáng
Dừa bonsai thích hợp với ánh sáng vừa phải, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên tuy nhiên cường độ không quá mạnh. Nên tránh ánh nắng gay gắt buổi trưa, những ngày hè nên có lưới tối màu che khu vực trồng dừa để hạn chế ánh nắng mạnh. Nhiệt quá mạnh sẽ dễ khiến cây bị cháy rễ.
3.3. Tưới nước
- Bạn cần đảm bảo mức nước trong chậu/bình trồng dừa bonsai luôn ngập gốc cây. Cần thay nước định kì cho dừa khoảng 1 lần mỗi tuần.
- Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra chậu trồng, nếu thấy nước bị đục hay có mùi hôi thì nên thay nước ngay để tránh phát triển bệnh hại cho cây dừa bonsai.
3.4. Dinh dưỡng thủy canh
- Bạn có thể lựa chọn pha trước dinh dưỡng thủy canh để sử dụng mỗi khi thay nước cho cây, lưu ý cần lựa chọn loại phù hợp với cây dừa bonsai và tuân thủ đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể bón dinh dưỡng thủy canh vào chậu trồng dừa.
- Bạn không nên sử dụng quá lượng dinh dưỡng thủy canh được khuyến nghị vì sẽ gây cháy rễ hoặc làm giảm khả năng phát triển của cây.
4. Một số lưu ý khi tự trồng dừa bonsai thủy canh tại nhà
- Khi lựa chọn trái dừa để trồng bạn nên chọn những trái lớn, không bị nứt hay mốc, có mầm xanh khỏe. Những trái có mầm xanh và khỏe sẽ dễ trồng, sinh trưởng tốt hơn với các trái có mầm vàng hay bị héo.
- Trong quá trình trồng, bạn nên loại bỏ những lá bị khô hay có dấu hiệu sâu bệnh của cây dừa bonsai để loại bỏ từ sớm mầm bệnh, tránh bị lây lan bệnh rộng.
- Thường xuyên thăm và kiểm tra cây để xử lý kịp thời về vấn đề dinh dưỡng hay trị bệnh hay nếu thấy dấu hiệu bất thường.
- Cây dừa bonsai có thể bị các loại sâu bệnh hại như bọ nẹt, bọ xanh, rầy mềm, sâu cuốn lá… Khi phát hiện cây có dấu hiệu bệnh, cần tiêu hủy các lá có dấu hiệu bệnh sớm và sử dụng thuốc đặc trị để phun cho cây. Cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh lây lan bệnh và khó chữa trị.
5. Lời kết
Trong phong thủy, dừa bonsai mang đến sự thịnh vượng, sung túc, thu hút tài lộc và may mắn. Vì vậy rất thích hợp để trồng tại nhà hay văn phòng, cửa hàng. Cây dừa bonsai cũng chính là tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo, tâm hồn yêu thiên nhiên và phong cách của người trồng. Hãy bắt tay ngay vào thực hiện theo cách trồng dừa bonsai thủy canh chúng tôi đã hướng dẫn để tạo nên cây dừa bonsai độc đáo của mình bạn nhé!
Xem thêm bài liên quan: