Rate this post

Cây trầu bà thường được trang trí trong gia đình hay tại các quán cafe vì màu xanh tươi mát và hình dáng lá trái tim đẹp mắt. Nếu bạn cũng muốn tìm hiểu về cách trồng trầu bà thủy canh ngay tại nhà thì hãy đọc bài viết này, có rất nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn! 

1. Đặc điểm cây trầu bà thủy canh (thủy sinh)

trầu bà thủy canh

Cây trầu bà loại cây thuộc họ Araceae có nguồn gốc từ Indonesia. Tính đến thời điểm hiện tại cây trầu bà có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. 

Trầu bà là loại thân mềm, cây leo và lá có hình rất đặc biệt gần giống với hình trái tim. Tùy từng loại trầu bà mà lá sẽ có phần dài, nhọn hoặc lá tròn, to bản. Hoa trầu bà cũng có hình dáng gần giống với chiếc lá, phổ biến nhất có 2 màu trắng và đỏ. 

2. Ý nghĩa của cây trầu bà thủy canh

2.1. Trong đời sống hàng ngày

Trong cuộc sống đời thường, nhắc đến cây trầu bà người ta sẽ nghĩ đến ngay đây là cây: 

  • Trang trí đẹp 
  • Có khả năng thanh lọc không khí ô nhiễm, cung cấp thêm oxy 
  • Hấp thụ khả năng xạ điện từ

2.2. Trong phong thủy

Về phong thủy, trầu bà là loại cây: 

  • Thanh tẩy năng lượng xấu, đem lại may mắn, sự thuận lợi cho gia chủ
  • Loại cây này rất phù hợp với những người mệnh Thổ, Hỏa và Thủy

3. Cây trầu bà thủy canh có tác dụng gì      

Tác dụng nổi bật nhất với cây trầu bà thủy canh chính là trang trí. Chính vì cách trồng trầu bà thủy canh vừa khoe được bộ rễ dài và những tán lá đẹp nên chúng thường dùng để:  

  • Trang trí trong gia đình
  • Quán cafe
  • Các studio chụp ảnh theo các concept cũng dùng cây trầu bà thủy canh  

Ngoài ra, chúng ta thường bắt gặp các chậu cây trầu bà trong nhà vệ sinh để thanh lọc không khí, trang trí có thêm không gian xanh. 

4. Các loại trầu bà dễ trồng thủy sinh nhất hiện nay

Trầu bà là loại cây có nhiều giống cây khác nhau. Bởi vậy nên không phải giống cây nào cũng có thể thực hiện cách trồng trầu bà thủy canh. Sau đây là một vài giống cây trầu bà có thể sử dụng: 

  • Trầu bà xanh 
  • Trầu bà cẩm thạch 
  • Trầu bà lỗ  

Đây là 3 giống trầu bà rất phù hợp để làm theo cách trồng trầu bà thủy canh mà Nông nghiệp Hachi sẽ hướng dẫn ngay dưới đây!

5. Cách trồng trầu bà thủy canh bằng cây giống

5.1. Cần chuẩn bị

Với cách trồng trầu bà thủy canh bằng cây giống, bạn sẽ chuẩn bị cho Nông nghiệp Hachi những đồ vật, dụng cụ sau: 

  • Bình nước, chậu cây trồng thủy canh 

Chọn các bình phù hợp với kích thước cây giống. Nên chọn các loại bình được làm từ thủy tinh để tăng sự thẩm mĩ cho cây trồng và để tiện theo dõi môi trường nước trong bình như thế nào. 

  • Dinh dưỡng thủy canh 
  • Cây giống

Một giống cây trầu bà thủy canh tốt sẽ đáp ứng được các yếu tố sau: 

  • Thân cây cao khoảng ít nhất 10 – 15cm 
  • Rễ cây khỏe, không bị hư hại 
  • Lá xanh tốt, không nên lấy các cây là đã vàng, úa 
  • Trên thân và lá cây không có dấu hiệu của sâu, bệnh và nấm 

5.2. Các bước tiến hành

Cách trồng trầu bà thủy canh sẽ được làm lần lượt từng bước như sau: 

cách trồng trầu bà thủy canh

Bước 1: Xử lý giống cây 

Cây trồng sau khi được chọn lựa kỹ càng sẽ được mang đi rửa sạch đất bám trên rễ cây. Nên rửa dưới vòi nước nhẹ, áp suất thấp và dùng tay nhẹ nhàng loại bỏ đất cát để không làm đứt rễ cây.  

Bước 2: Tỉa bớt lá cây 

Tỉa lá và phần rễ bị thối hỏng tập trung dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển trong giai đoạn đầu tiên khi trồng thủy canh, giúp cây quen với môi trường mới. Bộ rễ phát triển mạnh mới có thể đưa dưỡng chất đi khắp thân cây, tăng khả năng chống chọi với sâu bệnh. 

Bước 3: Dải 1 lớp sỏi vào đáy bình 

Bước 4: Rót nước sạch vào quá ⅔ bình 

Với cách trồng trầu bà thủy sinh này, khi thực hiện mọi người nên thêm 2 – 3 giọt dung dịch dinh dưỡng thủy canh vào nước sạch, kích thích bộ rễ phát triển mạnh. Nếu sử dụng nước sạch nên thay nước sau 2 – 3 ngày/lần để đảm bảo nguồn nước sạch. 

Bước 5: Đặt cây trầu bà vào bình đã chuẩn bị

Căn chỉnh lại lượng nước cho phù hợp tránh tình trạng cây bị ngập thân và lá. Có thể sử dụng rọ thủy canh với kích thước phù hợp để tránh tình trạng cây bị ngập úng, thiếu oxy và không thể hòa nhập với môi trường mới. 

Cách trồng trầu bà thủy canh này không khó tuy nhiên vẫn cần đến sự chăm sóc thì cây mới sống bền và phát triển tốt. 

6. Cách trồng cây trầu bà thủy canh bằng cành giâm

cách trồng trầu bà thủy canh bằng cách giâm cành

Giâm cành cũng là một cách trồng trầu bà thủy sinh rất hay, dễ làm mà dụng cụ để trồng trầu bà thủy canh vừa đơn giản, vừa dễ tìm! 

6.1. Cần chuẩn bị

Các dụng cụ thực hiện cách trồng trầu bà thủy canh: 

  • Cốc/bình chứa nước 
  • Cây giống 
  • Kéo 
  • Dung dịch kích rễ/dinh dưỡng thủy canh 

6.2. Các bước tiến hành

Sau khi làm có đầy đủ các dụng cụ sẽ tiến hành theo từng bước dưới đây: 

Bước 1: Chuẩn bị cành giống để giâm cành 

Cành cây trầu bà sau khi được lấy về nên cắt tỉa lại. Vị trí cắt tỉa đúng là sau đốt thân – phần cuống nâu, đây chính là phần sẽ mọc ra rễ cây mới khi ngâm vào nước. Dùng kéo tỉa bỏ các lá già, sâu bệnh để giữ càng giống tốt nhất. 

Ngoài ra, các lá gần đốt cuối cũng được bỏ đi để tránh bị thối lá, hỏng mầm cây đang ươm. 

Bước 2: Chuẩn bị nước 

Cho cốc vào trong nước khoảng ⅔ cốc nước. Có thể cho thêm vài giọt kích rễ giúp cành giống ra rễ nhanh hơn, rút ngắn thời gian ươm trồng. 

Bước 3: Đặt cành giống vào cốc nước 

Đặt cành giống vào ngâm trong dung dịch đã chuẩn bị trước. Nên đặt bình nước này ở nơi khô ráo, thoáng mát và đặc biệt tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. 

Khoảng 2 – 3 ngày sau nên thay nước để đảm bảo môi trường trong nước sạch, không bị ô nhiễm hay có mùi hôi. 

Sau khi bộ rễ của cây trầu bà khỏe hơn thì có thể chuyển sang chậu thủy canh lớn hơn hoặc trồng trên đất nơi gần tường hoặc có giàn leo. Chi tiết hướng dẫn hãy xem video này: Cách trồng trầu bà thủy sinh đẹp lung linh – Golden Pothos Arrangement in Water (Money plant)

Nguồn: Kênh Youtube Thanh Moc Garden

7. Cách trồng cây trầu bà thủy canh trong bể cá 

trầu bà thủy sinh trồng trong bể cá

Cách trồng trầu bà thủy canh là phương pháp của mô hình Aquaponics – trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá được các chuyên gia đánh giá cao về sản lượng thu được, giá trị kinh tế vượt trội. 

Với quy mô nhỏ có thể tiến hành trồng trực tiếp trầu bà trong bể cá. Các thực hiện đơn giản như sau: 

Bước 1: Chọn giống cây. Yêu cầu: cây khỏe, nhiều cành và nhánh, lá xanh không sâu bệnh

Bước 2: Cắt bỏ một phần thân và rễ, để lại phần thân trên và một vài cái lá 

Bước 3: Trồng trầu bà vào bể cá. Bạn có thể đặt trầu bà vào rọ thủy canh và sử dụng giá xốp bao quanh để chúng nổi trên mặt nước. Hoặc buộc chúng vào một thân gỗ, theo thời gian rễ cây sẽ mọc và leo quanh khúc gỗ. 

Lưu ý: Nên tỉa trầu bà thường xuyên, không để cây chiếm quá nhiều diện tích sống của cá. 

8. Cách chăm sóc trầu bà thủy canh tại nhà hiệu quả nhất

Cách trồng trầu bà thủy canh rất đơn giản, vậy còn cách chăm sóc trầu bà thủy canh thì như thế nào? Cùng Hachi tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

vị trí, chăm sóc trồng cây trầu bà thủy canh

8.1. Vị trí, ánh sáng

Không giống với đa phần các loại cây cần ánh sáng để quang hợp, phát triển. Trầu bà ưa bóng vậy nên cần đặt chậu trầu bà thủy sinh ở nơi râm mát, thoáng và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nếu trồng trầu bà thủy canh trồng nhà có thể để dưới ánh đèn huỳnh quang. 

Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn nên để những chậu cây trầu bà thủy sinh ra phơi nắng để cây không bị vàng lá, chậm phát triển. Thời gian thích hợp để mang cây đi phơi nắng là lúc có ánh sáng nhẹ vào buổi sáng và cuối buổi chiều. 

8.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ phù hợp cho trầu bà phát triển là từ 15 – 30 độ C.  

8.3. Bổ sung dinh dưỡng thủy canh, phân bón 4 – 6 tuần lần

Nên sử dụng các loại dung dịch thủy canh, phân bón thủy canh để bổ sung dinh dưỡng cho trầu bà. Bạn có thể tham khảo các loại dung dịch thủy canh cho cây trầu bà thủy canh trong bài viết này. 

8.4. Thay nước 2 – 3 lần trên một tuần

Nên thay nước thường xuyên đảm bảo môi trường sống sạch, không có vi khuẩn, tránh nhiễm bệnh. Việc thay nước 2 – 3 lần/tuần giữ mực nước ngập phần thân dưới của cây, đây là mực nước chuẩn khi trồng trầu bà thủy sinh. 

8.5. Cắt tỉa cây trầu bà thủy sinh

Cắt tỉa các cành già, lá vàng úa giúp phần dinh dưỡng tập trung vào các mầm cây khỏe mạnh hơn. Khi phát triển tốt bạn có thể cắt tỉa để nhân giống trầu bà tiếp tục trồng thủy canh hoặc giâm cành và trồng ra đất. 

9. Cách xử lý bệnh, các vấn đề thường gặp ở  trầu bà thủy canh

cách chăm sóc cây trầu bà thủy canh

9.1. Bình trầu bà thủy sinh bị đóng rêu, tảo

Cách trồng trầu bà thủy canh có thể xuất hiện rêu và tảo bám quanh chậu trầu bà thủy canh. Khi thấy có rong rêu bám quanh thành nên lấy trầu bà tách ra, vệ sinh sạch bằng bàn chải nhỏ sau đó mới đặt cây trầu bà vào chậu. 

9.2. Là bị vàng hoặc nâu

Có những lá bị vàng, nâu cho thấy cây đang bị thiếu hoặc thừa phân bón, môi trường sống của chúng không sạch. Bạn nên cắt tỉa những chiếc lá đó, vệ sinh lại môi trường sống và cân nhắc bổ sung thêm dinh dưỡng thủy canh cho cây. 

9.3. Thân lá còi cọc chậm lớn

Biểu hiện này cho thấy cây trầu bà thủy sinh đang bị thiếu ánh sáng và chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này, bạn nên cho cây phơi nắng khoảng 1h mỗi ngày và bổ sung thêm dinh dưỡng thủy canh cho cây. 

9.4. Thối rễ

Khi phát hiện cây bị thối rễ nên tách cây ra ngay, tiến hành rửa rễ cây. Sau đó với những rễ cây đã hỏng sẽ cắt bỏ cây không lây lan sang các phần rễ khỏe mạnh khác. Nên trồng riêng cây đó để tránh ảnh hưởng đến các cây trầu bà khác. 

10. Lời kết

Hi vọng với những cách trồng cây trầu bà thủy canh được Hachi – Nông nghiệp thông minh chia sẻ và hướng dẫn sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện hơn. 

Là một trong những đơn vị đầu tiên tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh Hachi mang đến sản phẩm, mô hình nhà vườn, nông trại hiện đại, tối ưu thời gian vận hành, tăng năng suất cho bà con. Nhanh tay liên hệ đến hotline 0901 236 086 để nhận báo giá và tư vấn!

Xem thêm:

Kỹ thuật cây hương thảo trồng thủy canh tại nhà đơn giản nhất

Cách trồng Xà lách xoong nhật thủy canh tại nhà đơn giản nhất