Rate this post

Chắc hẳn bạn còn nhớ trào lưu trồng hành tây tại nhà từ bộ phim She was pretty. Bạn có thể trồng hành tây thủy canh tại nhà để trang trí và hút vi khuẩn hoặc trồng với quy mô lớn để có nguồn thực phẩm sạch chế biến các món ăn cho bữa cơm gia đình. Trong bài viết dưới đây, Hachi sẽ giới thiệu tới bạn 2 Cách trồng hành tây thủy canh cho năng suất nhất hiện nay.

1. Hướng dẫn cách trồng hành tây thủy canh tại nhà chi tiết từ A -Z

1.1. Danh sách nguyên vật liệu cần chuẩn bị

  • Củ hành tây tươi, có rễ.
  • Cốc, ly thủy tinh hoặc bất kì vật dụng tương tự để đựng nước trồng hành tây

1.2. Kỹ thuật trồng hành tây thủy canh cho năng suất cao nhất 

Bước 1: Cho nước vào cốc trồng. Chúng ta sẽ không đổ nước đầy lên miệng cốc, mà nên để mực nước cách miệng cốc khoảng 1-2cm.

Bước 2: Đặt củ hành tây lên miệng cốc, đảm bảo phần rễ ngập trong khoảng 1cm nước. Vậy là bạn đã hoàn thành việc trồng hành tây tại nhà, rất đơn giản phải không nào?

Xem thêm bài liên quan: Trồng cây ngũ gia bì thủy canh

Trồng hành tây thủy sinh rất dễ làm
Cách trồng hành tây thủy canh rất dễ thực hiện

1.3. Cách chăm sóc hành tây thủy canh

  • Sau khi trồng, bạn hãy đặt cốc hành tây ở nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng để giúp hành tây phát triển nhanh hơn, sớm mọc lá và rễ.
  • Thay nước cho cây từ 3-4 ngày/lần.
  • Khi củ hành tây đã mọc rễ dài, bạn hãy bóc lớp vỏ bên ngoài để lộ phần vỏ trắng bên trong để hành tây trông đẹp mắt hơn. Bạn cũng có thể vẽ những khuôn mặt ngộ nghĩnh cho củ hành tây của mình như anh chàng Ji Sung Joon trong bộ phim She was pretty để dành tặng cho cô người yêu của anh Kim Hye Jin. Đồng thời, bạn cũng có thể cắt tỉa và trang trí phần lá hành để tạo hình xinh xắn cho “cô hành” bạn trồng.
Trồng hành tây thủy canh trang trí
Đừng quên vẽ trang trí để tạo nên củ hành tây ngộ nghĩnh

2. Hướng dẫn cách trồng hành tây thủy canh mô hình nông nghiệp

2.1. Chuẩn bị hạt giống và nguyên vật liệu trồng hành tây thủy canh

Giống cây: Chuẩn bị cây giống hành tây đã được cấy mô hoặc ghép rễ. Bạn cần tìm hiểu kĩ để lựa chọn giống hành tây phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của khu vực trồng.

Các nguyên, vật liệu cần chuẩn bị để xây dựng hệ thống thủy canh trồng hành:

  • Một khay nhựa lớn để làm bể chứa dung dịch thủy canh nuôi dưỡng hành.
  • Một bơm nước nhỏ để tuần hoàn dung dịch thủy canh từ bể chứa đến khay trồng và ngược lại.
  • Một khay nhựa nhỏ để làm khay trồng, trên khay có sẵn các lỗ nhỏ để trồng cây hành.

Xem thêm bài liên quan: Trồng cây lá dứa thủy canh

Khay nhựa trồng củ hành tây thủy cảnh
Khay nhựa trồng củ hành tây thủy cảnh
  • Một ống nhựa để kết nối giữa bơm nước và khay trồng.
  • Máy đo pH để kiểm tra độ pH của dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
  • Máy đo EC để kiểm tra độ điện dẫn của dung dịch dinh dưỡng trồng hành tây thủy canh.
Cách trồng hành tây thủy canh
Máy đo pH sử dụng để đo độ pH của dung dịch dinh dưỡng thủy canh
  • Dinh dưỡng thủy canh
  • Sử dụng các loại vật liệu trồng thủy canh như xơ dừa, than hoạt tính, sỏi nhẹ hoặc bông thủy tinh để làm nền trồng cho hành tây. 

2.2. Kỹ thuật trồng hành tây thủy canh quy mô lớn

Bước 1: Ướp giống hành tây trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh có độ pH từ 5,5 đến 6,5 và EC từ 1,2 đến 1,6 mS/cm trong khoảng 12 đến 24 giờ trước khi trồng.

Bước 2: Đổ nước và dung dịch thủy canh vào khay lớn (bể chứa) với tỉ lệ 3:1. Kiểm tra độ pH và độ EC của dung dịch bằng máy. Độ pH nên ở mức 5.5 – 6.5, độ EC nên ở mức 1.2 – 1.8 mS/cm. Sử dụng các chất điều chỉnh độ pH và EC để điều chỉnh nếu các chỉ số chưa đạt mức tiêu chuẩn. 

Bước 3: Đặt bơm nước vào trong bể chứa dung dịch trồng hành tây thủy canh. Nối ống nhựa từ bơm nước đến khay nhựa nhỏ (khay trồng). Cần đặt khay trồng hành tây thủy canh ở một vị trí cao hơn bể chứa, để dung dịch có thể chảy lại về bể chứa.

Bước 4: Đặt các cây hành giống vào các lỗ nhỏ trên khay trồng, cần đảm bảo rễ chạm vào dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Bật bơm nước để tuần hoàn dinh dưỡng thủy canh từ bể chứa đến khay trồng và ngược lại. Cần kiểm tra xem liệu có bị rò rỉ nước hay không để kịp thời khắc phục.

Xem thêm bài liên quan: Trồng hạt giống thủy sinh

Kĩ thuật trồng hành tây thủy canh
Trồng cây non vào các lỗ trên khay trồng đã chuẩn bị sẵn

Theo dõi, chăm sóc và thu hoạch hành tây khi đạt được kích thước.

2.3. Chăm sóc

  • Thường xuyên theo dõi và chăm sóc hành tây, kiểm tra độ pH, độ EC của dung dịch thủy canh, bổ sung nước hoặc dinh dưỡng khi cần thiết. Nên thay toàn bộ dung dịch thủy canh 2-3 tuần/lần.
  • Đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm phù hợp. Tránh độ ẩm quá cao có thể phát sinh mầm bệnh.
  • Nên tạo bóng râm che cho hành vào những ngày trời nắng gắt
  • Nên tạo mái che cho hành khi mưa để tránh nước mưa chảy vào bể chứa làm loãng dung dịch thủy canh
  • Kiểm tra và phòng trừ các loại sâu bệnh có thể gây hại cho hành tây như sâu bọ, côn trùng, thán thư, thối ướt củ hành tây.
Trồng hành tây thủy canh
Cần chú ý theo dõi và chăm sóc hành tây để tránh sâu bệnh hại và đạt năng suất tốt

2.4 Thu hoạch

Thông thường, sau 3-4 tháng trồng hành tây thủy canh, chúng ta đã có thể thu hoạch, thời gian chính xác sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và giống hành bạn trồng. Khi thu hoạch, bạn cần lưu ý không làm rách vỏ hành tây vì sẽ khiến hành tây không thể bảo quản được lâu. Sau khi thu hoạch, cần phơi hành dưới nắng khoảng vài ngày để làm khô vỏ và rễ hành.

3. Các loại sâu bệnh hành tây thường gặp và cách phòng ngừa

3.1. Sâu bọ, côn trùng

Để phòng tránh sâu bọ, côn trùng gây hại cho hành tây, bạn có thể:

  • Làm lưới che chắn, ngăn chặn sự tấn công của côn trùng
  • Bắt bằng phương pháp cơ học

3.2. Bệnh thán thư

Triệu chứng

Khi trồng hành tây thủy canh tại nhà, cây hành của bạn có thể mắc bệnh thán thư, bệnh xuất hiện bất kỳ khi nào trong quá trình sinh trưởng của cây, gây hại nặng nề nhất vào thời gian hình thành củ và nuôi củ. Vết bệnh xuất hiện giống vết cháy ở giữa lá, hình đốm tròn màu trắng xám, dần khô và lõm xuống so với mặt lá.

Xem thêm bài liên quan: Rau má hương thủy sinh

Trồng hành tây thủy sinh
Củ hành tây khi bị bệnh thán thư

Phòng, chống bệnh thán thư

  • Đảm bảo mật độ trồng hành tây thủy canh không quá dày, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, độ ẩm của khu vực trồng hành không quá cao.
  • Sử dụng dung dịch trồng thủy canh đầy đủ cho hành, không vượt quá liều lượng khuyến nghị.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ, nguyên vật liệu trước khi trồng hành tây thủy canh.
  • Khi bệnh mới phát sinh, hãy tỉa bỏ những lá bị nấm bệnh và đem tiêu huỷ để tránh lây bệnh cho những cây còn lại.

Trị bệnh thán thư

Các loại thuốc được khuyến nghị sử dụng để xử lý bệnh thán thư ở hành là: Kibul và Nazosi. Bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của thuốc để điều trị bệnh hiệu quả và không gây độc hại cho hành thành phẩm.

3.3. Bệnh thối ướt củ hành tây (bệnh thối mềm)

Triệu chứng

Vi khuẩn làm cho phần mô củ hành bị thối rữa, sau đó có mùi hôi, rễ bị thâm đen, lá và cây hành héo dần. Phần củ hành bị bệnh xuất hiện những vết thâm đen có vòng tròn đồng tâm.

Trồng củ hành tây thủy canh
Củ hành tây bị bệnh thối mềm

Phòng, ngừa bệnh thối ướt

  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ, nguyên vật liệu trước khi trồng. Trong quá trình chăm sóc hành cũng cần đảm bảo khu vực trồng và các dụng cụ sạch sẽ, vệ sinh.
  • Đảm bảo ánh sáng, độ ẩm hợp lý, vì vi khuẩn này phát triển thuận lợi trên môi trường ẩm ướt, mưa nhiều, thiếu ánh sáng.

Trị bệnh thối ướt củ hành tây

Các loại thuốc được khuyến nghị sử dụng để xử lý bệnh thối mềm ở hành là: Kibul, Nazosi, Sunfur,…

4. Một số lưu ý khi trồng hành tây thủy canh tại nhà

Khi trồng hành tây thủy canh tại nhà, bạn cần lưu ý:

  • Chọn giống hành tây phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của khu vực trồng
  • Nên chọn khu vực trồng thủy canh hành tây thoáng mát, có ánh mặt trời để tạo thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây, đồng thời phòng tránh được các bệnh hại thường gặp (thường phát triển ở môi trường ẩm thấp)
  • Đảm bảo về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
  • Không để dung dịch thủy canh ngập toàn bộ rễ cây, khiến cây bị nghẹt thở, ngập úng. Nên để dung dịch thủy canh ngập đến một nửa bộ rễ là tốt nhất.
  • Kiểm tra và thay thế dinh dưỡng thủy canh định kì, đảm bảo độ pH và độ EC của dung dịch đạt chuẩn.

Xem thêm bài liên quan: Đèn led trồng rau thủy canh

Cách trồng hành tây thủy sinh
Cần đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng phù hợp để hành tây phát triển tốt, cho thành phẩm chất lượng

5. Lời kết

Hi vọng những chia sẻ trên đây của Hachi sẽ giúp bạn trồng hành tây thủy canh tại nhà thành công. Được tự tay trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây mập mạp không chỉ giúp mang đến nguồn thực phẩm an toàn, sẵn có mà đây cũng là một cách để bạn được thư giãn sau cả ngày dài bận rộn với công việc và những lo toan cuộc sống. Chúc bạn có một “khu vườn” hành tây xanh tốt, năng suất cao!