5/5 - (1 bình chọn)

Dưa leo F1 là giống dưa được lai tạo giữa 2 dòng dưa khác nhau mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, khả năng chống chịu tốt,.. Áp dụng kỹ thuật trồng dưa leo F1 đúng cách sẽ đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Trong bài viết hôm nay, Hachi sẽ giới thiệu chi tiết cách trồng dưa leo F1 đúng chuẩn bạn có thể tham khảo!

1. Tổng quan về giống dưa leo F1

Dưới đây là một số thông tin về giống dưa leo F1 bạn cần nắm chắc!

1.1. Nguồn gốc

Dưa leo F1 được lai tạo dựa trên 2 dòng dưa ưu tú có những đặc điểm vượt trội có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ, một dòng có năng suất cao lai tạo với dòng có khả năng chống chịu sâu bệnh cho ra thế hệ lai F1 vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu. 

Trong suốt quá trình lai tạo, cây dưa luôn được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo phấn hoa của dòng bố thụ phấn cho hoa của dòng mẹ. Khi thu hoạch, thế hệ lai F1 sẽ được lựa chọn kỹ càng dựa trên các tiêu chí như năng suất, chất lượng,…

Dưa leo F1 được lai tạo dựa trên 2 dòng dưa ưu tú
Dưa leo F1 được lai tạo dựa trên 2 dòng dưa ưu tú

1.2. Đặc tính giống

Khi áp dụng kỹ thuật trồng dưa leo F1, bạn có thể dễ dàng nhận ra loại cây này có một số đặc tính nổi bật như:

  • Cây có khả năng sinh trưởng tốt, phân nhánh khỏe và bộ lá lớn. 
  • Cây lai F1 kháng bệnh tốt, chống chịu với cả một số loại sâu bệnh hại lớn như bệnh phấn trắng, sương mai. 
  • Năng suất cây cao, có thể cho thu hoạch từ 6-7 tấn/m2. 
  • Trái dưa leo F1 có vỏ xanh mượt, ít gai. 
  • Thịt quả giòn, ngọt, có mùi thơm nhẹ và bảo quản được lâu. 

1.3. Thời vụ trồng

Kỹ thuật trồng dưa leo F1 có thể áp dụng tất cả các mùa trong năm ở những khu vực có khí hậu mát mẻ. Riêng với khu vực miền Bắc, bạn cần tập chung ở 2 mùa vụ chính:

  • Xuân Hè: Gieo hạt từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4. 
  • Thu Đông: Gieo hạt từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9. 

2. Các thứ cần chuẩn bị khi trồng dưa leo F1

Khi thực hiện trồng dưa leo F1, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng sau đây:

2.1. Chuẩn bị đất và xử lý

Dưa leo F1 ưa các loại đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cần chọn loại có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng chua mặn, độ pH trung bình từ 5,5 đến 6,0. Đặc biệt, không gieo trồng dưa leo trên nền đất đã trồng họ bầu bí như dưa hấu, dưa lê, bí đỏ trong những mùa vụ trước đó. 

Trước khi gieo hạt, bạn cần làm sạch đất, bón lót bằng phân chuồng hoai mục hoặc xử lý bằng vôi hoặc các chế phẩm sinh học để tiêu diệt mầm bệnh hại cây. 

Dưa leo F1 ưa các loại đất thịt nhẹ
Dưa leo F1 ưa các loại đất thịt nhẹ

2.2. Chọn và xử lý hạt giống dưa leo f1

Với hạt giống gieo trồng, bạn nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín và chất lượng để đảm bảo khả năng mọc mầm của hạt. Trong quá trình thực hiện có thể ủ, gieo trực tiếp hoặc ươm trong bầu. Kỹ thuật trồng dưa leo F1 nào cũng đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên việc ươm hạt giống có thể giúp bạn kiểm soát sâu bệnh tốt hơn.  

2.3. Vật tư

Một số vật tư khác cần chuẩn bị khi thực hiện trồng dưa leo F1 bao gồm: Giàn leo, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ làm vườn,…

3. Kỹ thuật trồng dưa leo F1 đúng chuẩn cho năng suất cao

Cùng Hachi tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa leo F1 đúng chuẩn cho năng suất cao nhất ngay sau đây!

3.1. Ngâm ủ giống dưa leo F1

Hạt giống dưa leo F1 sau khi mua về cần ngâm với nước ấm (50-52 độ C) khoảng 3-4 giờ để kích thích nảy mầm. Sau đó, lấy hạt rửa sạch và tiếp tục ủ trong khăn ẩm khoảng 24-36 giờ cho đến khi hạt nảy mầm. 

Hạt nảy mầm đạt tiêu chuẩn khi chiều dài rễ bằng 1/3 chiều dài của hạt. 

3.2. Làm bầu, gieo hạt

Khi làm bầu cho dưa leo F1, bạn cần trộn đất bột, mùn bã hữu cơ và super lân theo tỷ lệ 40-60-15. Sau đó sử dụng khay bầu chuyên dụng, túi nilong đen hoặc lá chuối để làm bầu đựng phần giá thể này. Nhớ xử lý nấm bệnh và các nguy cơ gây hại cho cây kỹ càng trước khi đưa vào sử dụng. 

Khi hạt giống ủ đã nứt nanh, bạn gieo theo tỷ lệ 1 hạt/bầu, sau đó phủ lại bằng một lớp đất mỏng và một lớp rơm rạ mỏng. Đồng thời, cấp ẩm đều đặn để hạt có thể bén rễ và phát triển.  

Làm bầu cho dưa leo
Làm bầu cho dưa leo

3.3. Chăm sóc cây bầu

Kỹ thuật trồng dưa leo F1 đòi hỏi bạn phải chăm sóc cây bầu thật kỹ càng mới đảm bảo được sức khỏe của cây trưởng thành. Lưu ý, khi cây mọc chồi khỏi đất, bạn cần bỏ lớp rơm rạ phủ cây và giữ ẩm thường xuyên. Nếu cây con có tình trạng quá yếu thì có thể bón thêm NPK 15.15.15 pha loãng với nước để tưới trực tiếp. Trước khi chuyển cây từ bầu ra đất, bạn cần phun xử lý phòng một số loại bệnh như cổ rễ, phấn trắng,…

3.4. Làm đất, lên luống

Đất trồng dưa leo F1 cần đảm bảo được xử lý kỹ càng, loại bỏ cỏ dại, tàn dư thực vật, bón lót để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Khi gieo trồng cần lên luống có chiều rộng khoảng 1-1,5m, cao từ 20-30cm. Mỗi luống cách nhau khoảng 40cm. 

3.5. Làm giàn, phủ luống

Sau khi làm đất, lên luống kỹ càng, bạn thực hiện làm giàn theo hình chữ A từ vật liệu tre, gỗ, lưới sắt,… để cây phát triển. Mỗi gốc dưa cắm 1 cây sau đó sử dụng dây mềm để buộc và tạo dáng. Cuối cùng, phủ kín luống bằng màng phủ công nghiệp, đục các lỗ tròn nhỏ để cây sinh trưởng. Kỹ thuật trồng dưa leo F1 này giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại, hạn chế sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa dưa leo và cỏ. 

Làm giàn dưa leo
Làm giàn dưa leo

3.6. Kỹ thuật trồng cây con

Khi cây con có từ 1 đến 2 lá thật, bạn có thể đưa ra luống trồng. Lưu ý, trồng 2 hàng/luống, cây cách cây 50cm. Mật độ gieo trồng phù hợp khoảng 31000 cây/ha. Đặc biệt, trước khi trồng cần nhúng cây con vào dung dịch thuốc ridomil 72WP hoặc Benlat C nồng độ 0,2% khoảng 2-3 phút để xử lý nấm bệnh. 

Thời gian trồng cây thích hợp là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thực hiện cần nhẹ tay gỡ cây ra khỏi túi bầu để tránh gây hư hại cho rễ. 

4. Cách chăm sóc cây dưa leo F1 sau khi trồng hiệu quả nhất

Dưới đây, Hachi sẽ chia sẻ cách chăm sóc dưa leo đúng chuẩn cho năng suất cao nhất bạn có thể áp dụng.

4.1. Tưới nước

Dưa leo là loại ưa nước, cần độ ẩm cao để nuôi hoa và quả. Do đó, trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, bạn cần đảm bảo thường xuyên tưới nước, cấp ẩm. Nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trưa nóng có thể khiến cây khô héo. Tuy là cây ưa nước nhưng vào mùa mưa, ngập úng, bạn cần thoát nước kịp thời để cây không bị thối rễ. 

Cấp nước cho dưa leo
Cấp nước cho dưa leo

4.2. Bón phân

Cách chăm sóc dưa leo F1 được chia thành 2 giai đoạn: Bón lót và bón thúc. Trong đó, bạn thực hiện bón lót bằng vôi kết hợp phân vi sinh và NPK để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Sau khi trồng 7 ngày, bạn bắt đầu bón thúc bằng Ure và Super lân. Khoảng 20 ngày sau khi trồng, cây bắt đầu sinh trưởng thì sử dụng NPK, Ure, Supper lân để bón thúc lần 2. 

Vào giai đoạn nuôi quả, khi cây được 30 ngày tuổi thì bón thúc bằng NPK và Kali Clorua. Sử dụng lượng tương tự để bón thúc đợt 4 cho cây sau trồng 40 ngày. 

4.3. Bắt ngọn

Khi áp dụng kỹ thuật trồng dưa leo F1 cho năng suất cao cần thường xuyên bắt ngọn và các nhánh lên giàn đồng thời điều chỉnh lượng phân bố lên giàn. 

4.4. Phòng trừ 1 số loại sâu bệnh hại

Dưa leo thường gặp phải một số loại sâu bệnh hại như sâu xám, sâu xanh, rệp, bọ trĩ, bọ rầy, bệnh cổ lá, sương mai,… Để hạn chế các loại sâu bệnh này, bạn cần áp dụng các phương pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, cày sớm để loại bỏ trứng, nhộng, sâu non, luân canh với lúa nước,… 

Đồng thời cần đảm bảo sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hạn chế tối đa dư hại chất hóa học tồn đọng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 

Bệnh đốm phấn trên dưa leo
Bệnh đốm phấn trên dưa leo

5. Thu hoạch dưa leo F1

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng dưa leo F1 cho năng suất cực kỳ cao, trái thành phẩm mượt, mẩy và có mùi thơm đặc trưng. Khi thu hoạch, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:

5.1. Thời gian thu hoạch

Sau khi hoa cái nở khoảng 5-7 ngày có thể bắt đầu thu hoạch thành phẩm. Trái dưa trưởng thành thường dài từ 16-18cm, đường kính 3-3,5cm, khối lượng từ 110 đến 120 gam. 

Dưa leo được thu hoạch
Dưa leo được thu hoạch

5.2. Phân loại và bảo quản

Dưa sau khi thu hoạch cần được phân loại kỹ càng để có phương pháp bảo quản phù hợp. Bạn có thể phân loại dựa trên một số tiêu chí như kích cỡ, màu sắc,… Đặc biệt, cần bảo quản dưa trong kho mát để đảm bảo độ tươi ngon của quả. 

6. Giới thiệu Hachi nông nghiệp thông minh

Hachi được biết đến là đơn vị nông nghiệp thông minh hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Công ty đã áp dụng thành công nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, giúp người nông dân canh tác thông minh hơn, năng suất và chất lượng cao hơn. 

Nông nghiệp Hachi
Nông nghiệp Hachi

Đến với Hachi, bạn không chỉ được tư vấn về kỹ thuật trồng dưa leo đúng chuẩn mà còn được nhân viên của chúng tôi gợi ý các giải pháp hiện đại nhằm tăng cao năng suất như:

  • Mô hình trồng dưa leo thủy canh
  • Trồng dưa leo trong nhà màng
  • Trồng dưa leo hữu cơ
  • Indoor Smart Farm

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng gọi điện đến hotline 0901236086 – 0982476086. Nhân viên Hachi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn một cách chính xác, cụ thể nhất!

Trên đây là kỹ thuật trồng dưa leo F1 cho năng suất cao mà Hachi muốn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có một mùa màng bội thu!