Dưa leo là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho năng suất cao nên được khá nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu không được trồng đúng kỹ thuật có thể khiến trái thu hoạch bị teo nhỏ, vị đắng, năng suất thấp. Do đó, để đảm bảo một mùa màng bội thu bạn đừng bỏ lỡ những lưu ý khi trồng dưa leo sẽ được Hachi chia sẻ ngay sau đây!
1. Thời vụ trồng dưa leo tốt nhất
Dưa leo là loại cây ưa ấm, có thể trồng quanh năm ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, một trong những lưu ý trồng dưa leo đầu tiên bạn cần nắm chắc đó là lựa chọn thời vụ trồng để tận dụng được điều kiện thời tiết hiệu quả. HIện nay, người ta thường trồng vào 3 vụ mùa chính để đảm bảo cây cho năng suất cao nhất:
- Vụ Đông Xuân: Gieo hạt từ tháng 11 năm trước và thu hoạch vào tháng 2 năm sau.
- Vụ Hè Thu: Gieo hạt từ tháng tư và thu hoạch vào tháng 7.
- Vụ Thu Đông: Gieo trồng từ tháng 8 và thu hoạch vào tháng 11.
2. Đất trồng
Đất là một trong những lưu ý khi trồng dưa leo bạn cần quan tâm hàng đầu. Đây là loại cây ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt có độ thoát nước tốt và không quá phèn mặn. Trước khi trồng, bạn nên cày bừa kĩ, bón lót phân chuồng hoai mục hoặc các loại phân hữu cơ vi sinh để cung cấp đủ dinh dưỡng cho dưa leo phát triển.
Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học có chứa nấm đối kháng trichoderma để xử lý đất, phòng trừ sâu bệnh hại phát triển. Đặc biệt, dưa leo không nên trồng trên nền đất đã trồng cây họ bầu bí như dưa hấu, bí rợ ở vụ mùa trước đó.
3. Giống cây
Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều giống dưa leo với các đặc tính khác nhau. Dựa theo mục đích sử dụng, đặc trưng khí hậu và phương thức canh tác, bạn cần chọn giống phù hợp để cho năng suất cao nhất. Cụ thể:
- Mục đích sử dụng: Dưa leo ăn tươi nên chọn giống quả dài, thon, vỏ mỏng, mọng nước như dưa lai F1 38, dưa leo Nhật Bản, dưa giòn Thái Lan,… Trong khi đó, với mục đích thu hoạch dưa leo bao tử, bạn nên chọn giống quả nhỏ, vỏ xanh, đậm gai to, nhiều ruột trắng,…
- Điều kiện khí hậu: Khi trồng dưa leo trong điều kiện khí hậu nóng nên chọn loại có khả năng chịu nhiệt tốt, ít bệnh và năng suất cao. Với vùng khí hậu ôn hòa, bạn ưu tiên những loại có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
- Cách thức canh tác: Những lưu ý khi trồng dưa leo ngoài trời nên sử dụng giống có khả năng chống chịu tốt, thân lá khỏe mạnh và ít sâu bệnh. Với phương thức trồng dưa leo trong nhà kính nhà màng, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến năng suất và chất lượng của trái.
4. Về mật độ, khoảng cách trồng
Ngoài những lưu ý khi trồng dưa leo nêu trên, bạn cần đảm bảo về mật độ và khoảng cách trồng để cây có thể phát triển mạnh mẽ nhất. Thông thường, dưa leo cần trồng trên luống cao khoảng 20-25cm, mặt luống rộng 1m và khoảng cách giữa các luống là 40cm. Với các giống lai F1 cần đảm bảo cây cách cây 40-45cm, mật độ khoảng 30,000-35,000 cây/ha. Dưa leo vốn là loài thực vật có bộ rễ phát triển mạnh, do đó, nếu bạn trồng quá dày có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái.
5. Thụ phấn
Những lưu ý khi trồng dưa leo quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ đó là thụ phấn cho cây. Dưa leo là loài thụ phấn chéo, nếu hoa cái không được thụ phấn từ hoa đực sẽ rụng và không thể đậu quả. Hiện nay, thụ phấn cho dưa leo có thể dựa vào các loài côn trùng như ong bướm hoặc thực hiện thủ công bằng tay. Để cây cho năng suất cao nhất, bạn có thể hỗ trợ thụ phấn cho cây trong giai đoạn ra hoa.
6. Lượng nước tưới
Lượng nước tưới không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng trái thu hoạch mà còn quyết định năng suất cây trồng vào mùa vụ đó. Dưa leo là loại ưa ẩm, đòi hỏi nhiều nước đặc biệt trong giai đoạn ra hoa, kết quả. Khi cây thiếu nước sẽ tăng tiết hợp chất cucurbitacins khiến trái bị đắng, quả nhỏ, vỏ mềm. Bạn cần đảm bảo đất có độ ẩm từ 85-90%, tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu trời mưa gió thì hạn chế tưới để tránh gây ngập úng khiến cây bị thối rễ.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý sử dụng nước sạch không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước đầu nguồn để tưới cho cây. Nếu sử dụng nước thải hoặc nước ao tù ứ đọng lâu ngày có thể khiến cây nhiễm bệnh, giảm khả năng trao đổi chất.
7. Chú ý làm giàn và tỉa nhánh
Dưa leo bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn dài sau khoảng 2 tuần gieo trồng. Vì vậy, bạn cần làm giàn và tỉa nhánh để cây cho trái to, giảm sâu bệnh và thuận tiện chăm sóc. Thông thường, khi cây con đạt chiều cao khoảng 30cm người ta sẽ bắt đầu làm giàn. Bạn có thể sử dụng các que gỗ, tre hoặc lưới sắt cao khoảng 2,5m cắm hình chữ A để cây bám vào. Khi cây bò tới gần đỉnh giàn, bạn tiến hành tỉa 4-5 nhánh phụ và ngắt bỏ chồi để cây sớm ra hoa phát triển.
8. Nhu cầu dinh dưỡng, bón phân
Dưa leo là loài rất mẫn cảm với nồng độ phân cao nhưng lại chậm phát triển nếu không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Do đó, ngoài áp dụng những lưu ý khi trồng dưa leo nêu trên, bạn cần đáp ứng được lượng phân bón phù hợp. Các loại phân bón được sử dụng cho dưa leo bao gồm: phân chuồng hoai mục, lân super, đạm và kali. Cụ thể, cách bón phân cho dưa leo như sau:
- Bón lót: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục, lân super, ure, KCl và vôi rắc đều lên đất trước khi gieo trồng.
- Bón thúc: Chia thành 3 đợt khi cây được 10 ngày tuổi – 20 ngày tuổi – 40 ngày tuổi. Giai đoạn bón thúc chủ yếu sử dụng đạm và kali, lưu ý sử dụng theo nhu cầu dinh dưỡng của giống.
9. Phòng trừ sâu bệnh hại
Các loại sâu bệnh hại thường gặp ở dưa leo bao gồm sâu vẽ bùa, bọ trĩ, bọ dưa, sâu ăn lá, cổ rễ, thán thư, sương mai, phấn trắng, khảm virus,… Với các loại sâu bệnh hại này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như luân canh cây trồng, chọn giống chống chịu, bón phân, tưới nước hợp lý và sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc BVTV khi cần thiết.
10. Thu hoạch
Dưa leo có thể thu hoạch sau khoảng 50-60 ngày gieo trồng, tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây. Khi quả có vỏ xanh, gai nhỏ và thưa, cuống hơi héo là bạn có thể bắt đầu thu hoạch thành phẩm. Lưu ý, nên lựa chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để thu hoạch để quả giữ được độ tươi giòn. Không nên ngắt hoặc vặn cuống bởi điều này có thể làm hỏng thân cây.
Như vậy, Hachi đã chia sẻ chi tiết những lưu ý khi trồng dưa leo trong bài viết này. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cũng như biết cách trồng cây cho năng suất cao nhất.
Nếu có nhu cầu tư vấn về mô hình trồng dưa leo trong nhà màng nhà kính, đừng ngần ngại hãy liên hệ đến hotline 0901236086 – 0982476086 để được nhân viên Hachi tư vấn chi tiết nhất!