Rate this post

Ớt chuông là loại rau quả giàu vitamin A, vitamin C và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Cách trồng ớt chuông cũng khá đơn giản, cho năng suất cao lại dễ dàng chăm sóc. Cùng Hachi tìm hiểu 4 kỹ thuật trồng ớt chuông tại nhà đem lại hiệu quả cao nhất trong bài viết sau đây nhé!

1. Điều kiện khí hậu thích hợp trồng ớt chuông

Ớt chuông là loại cây ôn đới, ưa khí hậu mát mẻ như các vùng Lâm Đồng, Đà Lạt. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng từ 25-28 độ C vào ban ngày và 18-20 độ C vào ban đêm. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng cũng như năng suất cây trồng. 

Ớt chuông là loại cây ôn đới, ưa khí hậu mát mẻ
Ớt chuông là loại cây ôn đới, ưa khí hậu mát mẻ

Về ánh sáng, cần đảm bảo ớt chuông được chiếu sáng từ 4-6 giờ/ngày, nhất là vào giai đoạn ra hoa, kết quả. Thông thường, ớt chuông sẽ được trồng vào 2 vụ chính là Đông – Xuân và Xuân – Hè. Trong đó, vụ chính gieo hạt vào tháng 8-9, trồng vào tháng 10-11 và thu hoạch vào khoảng tháng 1-2. Vụ Xuân – Hè cây vẫn có thể phát triển tuy nhiên cho năng suất thấp hơn do cây dễ bị thối trái. 

2. Cách trồng ớt chuông trong chậu bằng hạt tại nhà

Trồng ớt chuông trong chậu bằng hạt tại nhà khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị và thực hiện các bước cơ bản như sau:

2.1. Cần chuẩn bị

Khi thực hiện cách trồng ớt chuông trong chậu tại nhà, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng bao gồm:

  • Hạt giống
  • Chậu cây
  • Đất trồng
  • Phân bón
  • Dụng cụ (Bình tưới, cọc, giàn, vải che khay,…)
Dụng cụ trồng ớt chuông
Dụng cụ trồng ớt chuông

2.2. Quy trình trồng ớt chuông trong chậu

Cách trồng ớt chuông trong chậu tại nhà khá đơn giản, bạn cần thực hiện các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị đất

Ớt chuông ưa đất tơi xốp, có độ pH từ 6.0-6.5. Do đó, bạn cần chuẩn bị một lượng đất vừa phải, cho vào chậu và bón một lượng phân vừa đủ, sau đó lưới một lớp nước để cấp ẩm cho đất. 

Chuẩn bị đất trồng ớt chuông
Chuẩn bị đất trồng ớt chuông
  • Bước 2. Chuẩn bị hạt giống

Khi thực hiện cách trồng ớt chuông trong chậu, bạn phải lựa chọn những hạt có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu ở nơi đang sinh sống. Sau đó, ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C trong khoảng 2-8 tiếng để hạt nhanh nảy mầm. 

Chuẩn bị hạt giống
Chuẩn bị hạt giống
  • Bước 3. Gieo hạt

Sau khi ngâm hạt nảy mầm, bạn rải hạt ớt lên bề mặt của đất đồng thời rải thêm chút bã mía hoặc trấu và xơ dừa. Cuối cùng dùng bình xịt phun sương để cấp ẩm thêm cho đất. 

Cách gieo hạt ớt chuông
Cách gieo hạt ớt chuông
  • Bước 4. Bón phân

Trong quá trình chăm sóc cần bón phân cho cây sau khoảng 10-12 ngày gieo hạt. Bón đợt 2 cách lần 1 khoảng 12-15 ngày và đợt 3 sau đợt 2 khoảng 20 ngày. 

Bón phân cho ớt chuông
Bón phân cho ớt chuông
  • Bước 5. Chiết chậu

Sau 25 ngày gieo hạt, ớt chuông sẽ cao từ 10-15cm, bạn hãy chọn ra cây khỏe nhất để tách ra chậu riêng hỗ trợ cây có điều kiện phát triển tốt nhất. Mỗi ngày nên tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều mát để cấp đủ nước cho cây trồng. 

Chiết chậu
Chiết chậu
  • Bước 6. Tỉa cành

Sau 30 ngày gieo trồng, bạn cần tỉa cành để hạn chế sâu bệnh cũng như tập chung dinh dưỡng cho cây phát triển cao lớn hơn. Hãy loại bỏ những cành, lá bị hư hoặc bị sâu ăn bằng dụng cụ sắc nhọn giúp gốc cây được thông thoáng hơn.

Tỉa cành hư hỏng
Tỉa cành hư hỏng
  • Bước 7. Thu hoạch

Ớt chuông trồng trong chậu có thể thu hoạch sau khoảng 60-90 ngày tùy vào nhu cầu sử dụng. 

Thu hoạch ớt
Thu hoạch ớt

3. Cách trồng ớt chuông trong thùng xốp bằng hạt

Dưới đây, Hachi sẽ chia sẻ chi tiết cách trồng cây ớt chuông trong thùng xốp bằng hạt bạn có thể tham khảo! 

3.1. Cần chuẩn bị

Một số vật dụng cần chuẩn bị để trồng ớt chuông trong thùng xốp như sau:

  • Hạt giống
  • Đất trồng
  • Thùng xốp
  • Phân bón
  • Dụng cụ (Bình tưới, xẻng, cọc, giàn,…)

3.2. Quy trình trồng ớt chuông trong thùng xốp

Cách trồng ớt chuông trong thùng xốp cần tiến hành theo quy trình như sau: Ủ hạt > Gieo hạt > Chăm sóc cây con > Trồng cây > Thu hoạch.

3.3. Các bước tiến hành

Cách trồng ớt chuông trong thùng xốp bằng hạt thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1. Ủ hạt

Bạn cho hạt vào khăn xô ẩm, đặt vào hũ nhựa để ở nơi khuất nắng. Trong 3 ngày đầu, hãy giặt khăn để hạn chế tình trạng thối rữa của hạt. Trong 5-7 ngày sau đó, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm và bạn có thể gieo trồng vào thùng xốp. 

Ủ hạt
Ủ hạt
  • Bước 2. Gieo hạt

Khi hạt đã nảy mầm và có từ 3-4 lá con, bạn tiến hành đưa hạt vào thùng xốp và lấp đất lại. Sau đó, hãy tưới một lớp nước mỏng để cung cấp độ ẩm cho đất. 

Gieo hạt trồng ớt chuông
Gieo hạt trồng ớt chuông
  • Bước 3. Chăm sóc cây con

Cách trồng ớt chuông trong thùng xốp có ưu điểm dễ dàng di chuyển và chăm sóc. Bạn nên đặt thùng ở nơi ấm áp, có ánh sáng và giữ nước thường xuyên. Đồng thời, hãy mở thùng xốp mỗi ngày từ 1-2 tiếng để thông gió và tránh nấm bệnh. Ngoài ra, khi cây con được tầm 7-10 ngày nên bón thúc để cây phát triển. 

Chăm sóc cây con
Chăm sóc cây con
  • Bước 4. Chăm sóc cây 

Khi cây bắt đầu trưởng thành, bạn cần thường xuyên tỉa cành, cắt bỏ lá sâu để tạo độ thông thoáng cho cây. Sau khoảng 3-4 tuần thì tiến hành bón lót thêm phân NPK. 

Chăm sóc cây ớt chuông trồng trong thùng xốp
Chăm sóc cây ớt chuông trồng trong thùng xốp
  • Bước 5. Thu hoạch

Sau khoảng 60-90 ngày kể từ khi gieo hạt bạn có thể thu hoạch ớt chuông. Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn thu hoạch khi quả xanh, ngả vàng hoặc ngả đỏ.

Thu hoạch ớt
Thu hoạch ớt

4. Cách trồng ớt chuông thủy canh tại nhà

Trồng ớt chuông thủy canh là phương pháp hiện đại được áp dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Cách thực hiện cụ thể như sau:

4.1. Cần chuẩn bị

Cách trồng ớt chuông thủy canh tại nhà cần chuẩn bị một số dụng cụ như sau:

  • Rọ trồng thủy canh (Sử dụng loại có kích thước phù hợp)
  • Giá thể (xơ dừa hoặc trấu)
  • Dung dịch thủy canh
  • Một số vật dụng khác (bút đo pH, bút đo nồng độ PPM, nước sạch,…)

4.2. Quy trình trồng ớt chuông thủy canh

Cách trồng ớt chuông thủy canh diễn ra như sau:

  • Bước 1. Cho xơ dừa vào rọ gieo hạt, sau đó rải trấu lên phía trên. 
  • Bước 2. Lựa chọn những hạt giống ớt chuông khỏe mạnh, có năng suất cao và chất lượng tốt nhất. Sau đó, ngâm trong nước ấm từ 40-50 độ C trong 3-8 tiếng. 
  • Bước 3. Dùng ngón tay hoặc đũa để tạo lỗ trên giá thể và cho hạt giống vào. Thông thường, nên gieo từ 2-3 hạt với độ sâu khoảng 1-1,5cm. 
  • Bước 4. Sau khi gieo hạt bạn phủ lớp giá thể lại và tưới ẩm lên các rọ để tạo môi trường cho ớt chuông phát triển. 
  • Bước 5. Pha dung dịch thủy canh theo tỷ lệ được hướng dẫn. 
  • Bước 6. Khi cây cao khoảng 20cm thì tiến hành tỉa nhánh để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển. 
Trồng ớt chuông thủy canh
Trồng ớt chuông thủy canh

4.3. Chăm sóc

Cách trồng ớt chuông thủy canh khá đơn giản, cho năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:

  • Điều chỉnh dung dịch thủy canh: Khi cây bắt đầu phát triển, bạn cần điều chỉnh mức độ dinh dưỡng định kỳ 1-2 tuần/lần để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, cần duy trì độ pH của đất từ 5.5-6.5 và các yếu tố vi lượng cho cây. 
  • Bổ sung dinh dưỡng: Bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách phun qua lá hoặc bón trực tiếp vào gốc. 
  • Cắt tỉa: Cắt bỏ những lá sâu bệnh, lá già để cây tập chung dinh dưỡng nuôi hoa và quả. 
  • Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học để đảm bảo chất lượng thành phẩm. 

4.4. Thu hoạch

Tiến hành thu hoạch ớt chuông trồng thủy canh sau khoảng 60-90 ngày gieo trồng. Bạn nên sử dụng các vật dụng sắc nhọn để tỉa trái theo nhu cầu sử dụng. 

Thu hoạch ớt chuông trồng thủy canh
Thu hoạch ớt chuông trồng thủy canh

5. Cách trồng ớt ngọt trong nhà màng kính quy mô lớn

Ớt ngọt trồng trong nhà kính có nhiều ưu điểm như: năng suất cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh và tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc. Tuy nhiên, để đạt được thành công đòi hỏi nhà nông phải có kỹ thuật bài bản, nhà màng được đầu tư chỉn chu từng chi tiết. Để hiểu rõ hơn về cách trồng ớt chuông này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau:

➡️➡️ Xem ngay: https://hachi.com.vn/ky-thuat-trong-ot-chuong-trong-nha-kinh/

6. Cách chăm sóc ớt chuông (ớt ngọt) đúng kỹ thuật

Việc chăm sóc ớt chuông đúng kỹ thuật đảm bảo thành phẩm chất lượng cao, năng suất tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bạn có thể tham khảo:

  • Tưới nước: Chú ý đến tần suất và lượng nước cần tưới cho ớt chuông trong mỗi giai đoạn phát triển của cây. Thông thường, cây con cần tưới từ 1-2 lần/ngày, cây trưởng thành cần tưới 1 lần/ngày và giai đoạn ra hoa kết quả cần tưới nước 2 lần/ngày.
  • Bón phân: Ớt chuông ưa các loại phân như NPK, phân chuồng hoai mục và một số loại phân bón khác. Trong quá trình sinh trưởng của cây có thể chia thành 4 lần bón. 
  • Làm cỏ, vun xới: Thường xuyên làm cỏ và vun xới quanh gốc để tạo độ thông thoáng giúp cây phát triển tốt hơn. 
  • Cắt tỉa cành già: Loại bỏ các lá già, khô héo để cây được phân nhánh và phát triển mạnh. 
Cách chăm sóc ớt chuông (ớt ngọt) đúng kỹ thuật
Cách chăm sóc ớt chuông (ớt ngọt) đúng kỹ thuật

7. Thu hoạch phân loại và xử lý bảo quản

Ớt chuông có thể thu hoạch sau 60-90 ngày tùy vào điều kiện canh tác và giống cây trồng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thu hoạch vào giai đoạn sáng sớm hoặc chiều mát để quả không bị héo và dễ dàng phân loại, bảo quản. 

Tùy vào nhu cầu khách hàng mà có thể thu hoạch ớt khi quả còn xanh, ngả vàng hoặc chuyển sang đỏ. Tuy nhiên, cần đảm bảo về kích thước cũng như độ cứng của trái, khi bấm vào có độ cứng vừa phải cũng như cảm nhận được độ giòn. Không nên thu hoạch khi ớt quá non hoặc quá già sẽ làm giảm chất lượng thành phẩm. 

Thu hoạch phân loại và xử lý bảo quản ớt chuông
Thu hoạch phân loại và xử lý bảo quản ớt chuông

Sau khi thu hoạch ớt chuông, bạn tiến hành phân loại dựa trên kích thước, hình dạng và màu sắc của trái. Loại bỏ những trái thối dập hoặc sâu bệnh đảm bảo chất lượng đồng đều cho thành phẩm. Ớt chuông có thể bảo quản khoảng 7 ngày ở nhiệt độ thường và 40 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Hàm lượng các chất dinh dưỡng có xu hướng giảm khi bảo quản lâu hơn, do đó bạn nên sử dụng ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng tốt nhất. 

8. Cách phòng bệnh dịch và sâu bọ côn trùng khi trồng ớt chuông

Cùng Hachi tìm hiểu một số loại sâu bệnh cũng như biện pháp xử lý khi trồng ớt chuông ngay sau đây nhé!

8.1. Một loại sâu bệnh, côn trùng thường gặp và biện pháp xử lý

Cách trồng ớt chuông tại nhà hay theo mô hình nhà màng đều gặp phải một số loại sâu bệnh như sau:

  • Bệnh héo rũ cây con: Bệnh xuất hiện do nấm Rhzoctonia sloani khiến cây con chết rạp và thối ngay phần gốc tiếp giáp với mặt đất. Đề phòng trừ, bạn không nên tưới nước quá ẩm và phun phòng bằng Kasumin, Aliette…
  • Bệnh héo xanh vi khuẩn: Vi khuẩn Pseudomonas solanaceaerum tấn công khiến cây khô héo và chết chỉ sau vài ngày. Bạn cần cắt tỉa, vun xới và vệ sinh dụng cụ chăm sóc sạch sẽ để phòng chống loại bệnh này. 
  • Bệnh thán thư trái: Khi mắc bệnh cây có xuất hiện những vết ướt, chuyển dần sang màu tối, vết bệnh khô có dạng vòng, bên trong xám đen bên ngoài có quầng thâm. Bạn cần ngưng phun lên lá để hạn chế sự lây lan của bệnh.
  • Bệnh virus: Bệnh hiện chưa có thuốc phòng trị, bạn nên nhỏ bỏ tận gốc đồng thời tiêu hủy để tránh lây lan dịch bệnh. 
  • Bọ trĩ, rầy mềm, rầy đen, nhện đỏ: Để phòng trừ, bạn nên xử lý và làm kỹ đất, sử dụng nước tưới sạch sẽ, vệ sinh dụng cụ trước và sau khi sử dụng.  
Bệnh héo rũ cây con ở ớt chuông
Bệnh héo rũ cây con ở ớt chuông

8.2. Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây ớt chuông

Khi tiến hành trồng ớt chuông, bạn cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như sau:

  • Canh tác kỹ thuật: Sử dụng kỹ thuật chăm sóc ớt chuông chính xác, vệ sinh đồng ruộng trước và trong quá trình phát triển của cây. Đồng thời, thường xuyên thăm nom để có biện pháp trị bệnh kịp thời. 
  • Biện pháp sinh học: Ưu tiên sử dụng các loài thiên địch như ong ký sinh, nhện, bọ đuôi kìm,… 
  • Biện pháp vật lý: Bạn có thể sử dụng lưới hoặc bẫy để diệt côn trùng có hại cho cây. 
  • Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc phòng trừ, tiêu diệt bệnh, tuy nhiên không được lạm dụng gây ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. 

9. Hachi Nông Nghiệp Việt Nam – Đơn vị chuyên tư vấn hỗ trợ, thi công nhà màng trồng ớt chuông hàng đầu Việt Nam

Hachi là một trong những đơn vị tư vấn, hỗ trợ thi công nhà màng trồng ớt hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Công ty đã có gần 10 năm kinh nghiệm với hàng trăm dự án thành công cả trong và ngoài nước. 

Hachi - Đơn vị tư vấn trồng ớt chuông trong nhà màng hàng đầu hiện nay
Hachi – Đơn vị tư vấn trồng ớt chuông trong nhà màng hàng đầu hiện nay

Với mô hình nhà màng trồng ớt chuông, Hachi áp dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới, đảm bảo về chất lượng cũng như năng suất thành phẩm. Khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao như:

  • Xây dựng và chuyển giao quy trình trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo bà con có thể chăm sóc và vận hành tốt nhất. 
  • Tích hợp nền tảng tự động hóa lên tới 90% với mô hình nhà màng và hệ thống tưới tiêu. 
  • Hỗ trợ, kết nối lâu dài với khách hàng trong suốt quá trình sử dụng. 

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ đến hotline 0901236086 – 0982476086 ngay hôm nay!

Như vậy, cách trồng ớt chuông chi tiết đã được Hachi chia sẻ trong bài viết này. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau, hy vọng bạn sẽ chọn được cách trồng phù hợp với bản thân!

Xem thêm: Quy trình trồng ớt chuông theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Xem thêm: Kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính, nhà màng đúng chuẩn nhất

Xem thêm: Thi công nhà màng trồng ớt chuông hết bao nhiêu tiền?