Rate this post

Bạn có biết rằng trồng và chăm sóc ớt chuông bằng phương pháp tưới nhỏ giọt giúp bà con nông dân tiết kiệm sức lao động và có thể tăng tới 120% năng suất cây trồng? Vậy cần làm những gì để đạt năng suất đáng ngạc nhiên này? Cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình trồng ớt chuông theo phương pháp tưới nhỏ giọt qua bài viết này nhé. 

Quy trình trồng cây ớt chuông theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Chuẩn bị hệ thống trồng

Hệ thống tưới nhỏ giọt cho ớt chuông cũng giống những hệ thống tưới nhỏ giọt thông thường. Hệ thống này bao gồm: bộ hẹn giờ, bộ lọc, ống dẫn nước, béc tưới nhỏ giọt và phụ kiện liên kết.

Greenhouse Irrigation: Everything You Need To Know | NatureFresh™ Farms
Nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi bắt đầu lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trồng ớt chuông

Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt

Khi đã chuẩn bị được những thành phần cần thiết cho hệ thống tưới nhỏ giọt như đã nêu trên, bạn tiến hành lắp đặt hệ thống trồng theo các bước dưới đây:

Bước 1: Lắp đặt hệ thống đường ống

Trước khi lắp đặt cần đo đạc để cắt ống thành các đoạn vừa vặn với vị trí cần lắp. Sau đó liên kết các đoạn ống với nhau bằng các phụ kiện co, tê, nối. 

Bước 2: Lắp đặt bơm tưới

Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động thông minh
Việc tính toán công suất của bơm tưới nhỏ giọt cần được nghiên cứu chính xác

Từ những dữ liệu về lượng nước cần tưới, độ dài đường ống,… bạn có thể tính toán được công suất của bơm tưới nhỏ giọt sẽ sử dụng. Sau khi hoàn thành việc này hãy lắp đặt đường ống chính vào bơm và đặt bơm vào bể chứa dung dịch

Bước 3: Đục lỗ tưới, Lắp đặt béc tưới nhỏ giọt

Trước hết cần đục lỗ trên ống chính bằng dụng cụ chuyên nghiệp rồi gắn chốt liên kết giữa ống chính và ống nhánh vào lỗ vừa đục này. Sau đó, lắp đặt béc tưới nhỏ giọt vào các lỗ đã đục sẵn. Chú ý trong quá trình lắp đặt béc tưới nên kết hợp việc cố định ống để tiết kiệm thời gian.

trồng ớt chuông theo phương pháp tưới nhỏ giọt

Bước 4: Lắp đặt ổ cắm hẹn giờ và cài đặt thời gian và vận hành hệ thống

Việc lắp đặt ổ cắm hẹn giờ để điều chỉnh giờ tưới nước tự động là điều cần thiết khi trồng ớt chuông với phương pháp tưới nhỏ giọt. Bạn có thể cài đặt thời gian tưới và khoảng sáng sớm và chiều muộn. Thời gian tưới được điều chỉnh dựa vào công suất bơm, giai đoạn phát triển của cây.

Chuẩn bị hạt giống, phân bón

Quy trình trồng ớt chuông theo phương pháp tưới nhỏ giọt bắt đầu từ bước chọn giống. Có khá nhiều giống ớt chuông trên thị trường với màu sắc, năng suất, hương vị và khả năng chống chịu nhiệt. Bạn nên lựa chọn mua tại các công ty giống uy tín như Enza, Rijkwan,… hoặc mua trực tiếp từ các trang trại đã trồng thành công ớt chuông như Hachi

Phân bón được cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt với nồng độ dung dịch dinh dưỡng gồm N, P, K và vi lượng. Nếu bạn trồng truyền thống có thể sử dụng các loại phân bón lót hoặc phân hữu cơ. Còn nếu trồng bằng phương pháp tưới nhỏ giọt trên nền giá thể bạn có thể sử dụng dinh dưỡng thủy canh từ Hachi

Làm đất

Ớt chuông là loại cây có rễ nông nên thích hợp trồng ở các loại đất có kết cấu tơi xốp với độ pH từ 5,8 – 6,5. Mặc dù có thể phát triển trên nhiều loại đất, song, đất thịt pha sét thoát nước tốt được coi là lý tưởng nhất. Cần lưu ý độ mặn không được vượt quá 1 ms/cm. Đất phải được cày xới kỹ và làm tơi. Các luống cần cách nhau khoảng 50cm để làm lối đi, tiện cho quá trình canh tác và chăm sóc của chủ vườn.

Gieo hạt

Ớt chuông thường được gieo vào tháng 8 dương lịch đối với vụ đông và tháng 11 đối với vụ xuân hè. Cần tránh tháng 9 và tháng 10 để gieo hạt vì khi gieo vào khoảng thời gian này, cây mất nhiều thời gian để phát triển nhất do ít ánh sáng trong mùa đông. 

Trước khi bắt đầu gieo hạt thì cần ngâm hạt trước. Bạn tiến hành ngâm hạt giống ớt khoảng 6 tiếng trong nước sạch rồi tiếp tục ngâm 30 phút trong thuốc trừ nấm. Sau đó rửa sạch và ủ trong khăn mềm ấm, cho vào bao nilon. Sau 2 ngày, hạt sẽ nứt và ra rễ. Đây là lúc bạn cần đem chúng đi để tiến hành ươm.

Gieo hạt ở độ sâu bằng 1 – 2 lần đường kính của hạt. Riêng đối với hạt rất nhỏ thì có thể gieo trực tiếp lên bề mặt đất ẩm. Sau khi chuẩn bị được bầu ươm thì cho một lớp đất xuống dưới và trộn đất thịt và cát cho lên phần bầu ươm rồi cho hạt giống vào. Phủ lên hạt giống một lớp đất tơi xốp 1 – 1.5cm.

Chăm sóc

Chế độ tưới

  • Lúc cây nhỏ: Trong 1 tuần đầu kể từ khi trồng, tưới nước 1 – 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối để cây nhanh bén rễ. Độ ẩm cần đảm bảo khoảng 70 – 75%.
  • Lúc cây trưởng thành: Đây là thời kỳ cây phân nhánh và ra hoa, đậu quả nên cây ớt cần tưới nhiều nước. Khi quả chín, nếu thiếu nước thì quả sẽ bị chín ép, quả nhỏ, màu sắc kém hấp dẫn, tỷ lệ quả lép cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng quả. Độ ẩm đất trong giai đoạn này cần đảm bảo 70 – 75%.
  • Lúc thu hoạch: Ớt mất khoảng 2 – 3 tháng để cho thu hoạch. Trong thời gian bắt đầu thu hoạch thì cây vẫn tiếp tục ra hoa, đậu quả, do vậy bạn vẫn cần thường xuyên tưới nước cho ớt để đảm bảo năng suất. Trung bình khoảng 4 – 5 ngày tưới nước 1 lần, độ ẩm đất đạt 60 – 65%.
trồng ớt chuông theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Trong quá trình chăm sóc cây ớt chuông theo phương pháp tưới nhỏ giọt cần đặc biệt chú ý đến lượng phân bón và cách tỉa quả.

Chế độ bón phân

Việc bón phân cho cây ớt chuông cũng gồm 2 loại là bón lót và bón thúc. Bón lót diễn ra trong quá trình trồng cây, giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất, giúp cây có điều kiện tốt để phát triển ngay từ đầu. Còn bón thúc sẽ diễn ra nhiều lần trong quá trình trồng cây, cụ thể:

  • Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3 – 4 tuần
  • Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 6 – 8 tuần
  • Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần 2 khoảng 20 – 30 ngày.

Tỉa nhánh

Nên tỉa bỏ bớt chồi nhánh ở phía dưới, chừa lại thân chính và các nhánh nằm bên trên (cách gốc 15 – 20 cm). Điều này giúp tăng tỉ lệ đậu trái, trái phát triển tốt, thu hoạch tập trung, năng suất cao.

Kiểm soát sâu bệnh

Các vấn đề gây hại cho cây ớt chuông thường xuất phát từ các loại côn trùng như rệp, ruồi trắng và nhện đỏ, rầy mềm, sâu tơ, sâu đục quả. Với các loại côn trùng này, bạn có thể đối phó bằng cách xịt derris hoặc axit béo. Việc trồng ớt liên tục trong nhiều năm cũng làm tăng khả năng bị một số loại sâu bệnh.

Để loại trừ khả năng xâm nhập của sâu bệnh, bạn cần vệ sinh có dại cả trong và ngoài vườn, loại bỏ sớm cây bị nhiễm bệnh nhằm tránh lây lan dịch bệnh, phun thuốc định kỳ theo chương trình phòng trừ dịch hại một cách thích hợp và triệt để. Trong trường hợp buộc phải dùng thuốc bảo vệ thực vật thì chỉ sử dụng các loại thuốc trong danh mục cho phép và đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch.

Một số lưu ý khi trồng ớt chuông với hệ thống tưới nhỏ giọt

Thời vụ trồng ớt chuông

Ớt chuông được trồng theo 2 vụ chính:

  • Vụ Đông – Xuân: Gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 2. Đây là mùa vụ cho năng suất cao nhất.
  • Vụ Xuân – Hè: Gieo hạt vào tháng 12 để trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu hoạch vào tháng 3, tháng 4. Tuy nhiên, mùa vụ này cho năng suất thấp hơn, đồng thời dễ bị thối trái nhưng bán được giá cao vì trái vụ.
trồng ớt chuông theo phương pháp tưới nhỏ giọt
Cây ớt chuông có thể trồng quanh năm nhưng việc lựa chọn đúng mùa vụ trồng sẽ giúp cây phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn

Mật độ trồng

Mật độ thích hợp để trồng ớt là khoảng 2800 – 3000 cây/1000m2. Mỗi luống trồng 2 hàng, hàng cách nhau 50cm, cây cách cây 45 – 50cm.

Nếu thực hiện quy trình trồng ớt chuông này kết hợp với việc chăm sóc cây đúng cách thì sau 2 tháng trồng, bạn có thể tận hưởng thành quả rồi. Chúc bạn thành công!

Mọi thông tin chi tiết về

Mô hình trang trại công nghệ cao trồng rau thuỷ canh, tưới nhỏ giọt, nhà màng trồng lan:

Hotline: 090 123 6086 – 096 240 6086 

Email: Info@hachi.com.vn

Fanpage: Hachi – Nông nghiệp thông minh

Hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:

[formidable id=”1″]

XEM THÊM:

Thi công lắp đặt trọn gói hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm chi phí

5 loại cây trồng phù hợp với phương pháp tưới nhỏ giọt