Kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính là phương pháp canh tác hiện đại, giúp cây trồng đạt sản lượng lớn với chất lượng cao hơn. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Hachi!
1. Tổng quan diện tích vật tư cần chuẩn bị trồng ớt chuông trong nhà màng
Để thực hiện kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính, bạn cần chuẩn bị diện tích vật tư như sau:
- Diện tích xây dựng nhà kính.
- Lưới che bằng diện tích nhà kính.
- Khung nhà.
- Hệ thống tưới tiêu.
- Phân bón.
- Thuốc bảo vệ thực vật.
- Giống cây trồng.
- Đất trồng.
- Một số vật dụng khác (thùng chứa, chậu nhựa, hệ thống đèn,…)
2. Kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính, nhà màng hiệu quả cao nhất
Dưới đây, Hachi sẽ chia sẻ chi tiết kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà màng, nhà kính bạn có thể tham khảo!
2.1. Cách chọn giống ớt chuông đạt tiêu chuẩn
Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Để lựa chọn giống ớt chuông phù hợp với mô hình nhà kính, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:
- Chọn cây có khả năng sinh trưởng tốt: Cây giống cứng cáp, có từ 4-6 lá, không bị sâu bệnh hại. Cây con cao từ 12-15 cm, phát triển cân đối khi được từ 40-45 ngày tuổi. Nếu chọn mua hạt về từ gieo trồng, bạn cần lưu ý mua ở những địa chỉ uy tín, còn hạn sử dụng và tỷ lệ nảy mầm cao.
- Năng suất: Chọn loại có năng suất cao, hình dáng đẹp, màu sắc đặc trưng.
- Chất lượng: Chọn giống có chất lượng tốt, vị giòn ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Khả năng kháng bệnh: Cây trồng trong nhà kính thường gặp một số loại bệnh như thối rễ, chết ngọn, rỉ sét,… Để cây cho năng suất cao nhất, bạn nên lựa chọn loại có khả năng chịu được các điều kiện bất lợi từ môi trường như nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.
2.2. Kỹ thuật xử lý đất trồng ớt chuông
Kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính đòi hỏi người dân phải làm đất kỹ càng, loại bỏ tàn dư cây trồng và cỏ dại. Thông thường, đất được lựa chọn phải giàu photpho và canxi đồng thời có độ pH lý tưởng trong khoảng từ 5.5 – 7.0.
Trước khi gieo trồng cần xử lý đất để hạn chế mầm bệnh, bón lót, trộn đất và lên luống phù hợp với diện tích nhà kính. Đặc biệt lưu ý, nhiệt độ đất trồng trong nhà kính nên để khoảng 21 độ C. Ngay khi quả đầu tiên xuất hiện, bạn nên bón thêm phân cho cây, tuy nhiên không nên quá lạm dụng.
2.3. Nhiệt độ và độ ẩm trồng ớt chuông lý tưởng
Việc duy trì nhiệt độ, độ ẩm phù hợp là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà màng. Ớt chuông là loại cây ưa sáng, thích hợp với nhiệt độ từ 25-28 độ C lúc ban ngày và 10-12 độ C vào ban đêm. Nhiệt độ vượt quá 35 độ C có thể khiến cây khô héo và không cho năng suất như mong muốn. Trong khi đó, nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây phát triển chậm, còi cọc, ít ra hoa và quả.
Độ ẩm lý tưởng cho cây ớt ngọt là từ 70-80%. Bạn cần duy trì độ ẩm này trong suốt quá trình sinh trưởng của cây mới cho hiệu quả cao nhất. Nếu cung cấp độ ẩm quá cao, cây có thể bị nhiễm các loại nấm bệnh, ngược lại nếu độ ẩm thấp sẽ khiến cây bị mất nước, héo úa. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc quạt gió để điều chỉnh độ ẩm phù hợp trong nhà kính.
2.4. Ánh sáng
Khi trồng ớt ngọt trong nhà kính, cần lưu ý chiếu sáng đầy đủ để cây quang hợp, tạo ra dinh dưỡng phát triển. Cụ thể, chiếu sáng đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày với cường độ từ 10.000 – 15.000 lux. Trong đó, ớt chuông ưa các loại ánh sáng đủ màu sắc, đặc biệt là ánh sáng đỏ và lam.
2.5. Mật độ và khoảng cách trồng
Đối với kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính, bạn cần lưu ý lên 2 hàng/luống, khoảng cách giữa các cây từ 30-35cm, 2 hàng cách nhau 60cm. Mật độ trồng thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống ớt, điều kiện nhà kính, mục đích. Thông thường mật độ cây trồng trên 1ha giao động từ 30.000 – 40.000 cây.
2.6. Cách gieo hạt giống và trồng ớt chuông
Khi trồng ớt ngọt trong nhà màng kính, bạn cần đưa cây con lên luống khi cây có đủ từ 5-6 lá. Trước đó, sử dụng bay chọc thủng một lỗ vừa phải vào bầu cây để rễ có thể phát triển thuận lợi nhất.
Sau đó, đặt cây vào hốc sao cho phần cổ rễ ngang với mặt đất, ấn nhẹ xung quanh để cố định thân cây. Lưu ý, không nén đất quá chặt hoặc lấp đất sâu có thể khiến cây bị nhiễm bệnh. Đồng thời cấp nước nhẹ nhàng, cung cấp độ ẩm cho cây.
3. Kỹ thuật chăm sóc ớt chuông (ớt ngọt) trong nhà kính
Sau đây, Hachi sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc loại ớt chuông trồng trong nhà kính cho hiệu quả cao nhất!
3.1. Tưới nước
Ớt chuông là loại rau giòn, màu sắc sặc sỡ nên đòi hỏi lượng nước lớn. Đặc biệt trong giai đoạn ra hoa, kết quả, nếu không đáp ứng được lượng nước cần thiết thì cây dễ dàng bị còi cọc, chất lượng trái không được đảm bảo.
Tuy nhiên, ớt chuông lại không chịu được ngập úng. Do đó, khi trồng trong nhà kính bạn nên lựa chọn hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm và cho hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, lượng nước tưới cũng cần điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của cây, cây con cần tưới nhiều hơn so với cây trưởng thành. Vào mùa nóng cần tưới nhiều nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh bay hơi.
Xem thêm: Quy trình trồng ớt chuông theo phương pháp tưới nhỏ giọt
3.2. Kiểm soát cỏ dại
Kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính đòi hỏi người dân kiểm soát cỏ dại tạo độ thông thoáng cho cây phát triển. Hiện nay, bạn có thể sử dụng một số biện pháp ngăn ngừa cỏ hiện đại như quạt thông gió, phủ bạt địa trải nền, làm cỏ bằng tay,…
3.3. Ngăn ngừa sâu bọ và các loại bệnh
Trồng ớt chuông trong nhà kính thường mắc phải một số loại sâu bệnh hại như ốc sên, rệp, ruồi trắng,…Để xử lý trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số biện pháp như sau:
- Kiểm tra hàng ngày và loại bỏ sâu bệnh thủ công.
- Dùng vòi xịt mạnh để rửa sạch các loài rệp sáp có trên cây, chú ý lực nước có thể gây hư hại cho lá hoặc đất bị ngập úng.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học đảm bảo an toàn cho cây trồng.
- Sử dụng lưới chống côn trùng để trống côn trùng sinh học.
3.4. Cắm chói cho cây ớt chuông sau 2 tuần
Với kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính, bạn cần tiến hành cắm chói cho cây sau 2 tuần kể từ khi trồng. Lúc này, cây đã bắt đầu bén rễ và phát triển cao hơn. Cắm chói kết hợp đan dây sẽ giúp cây không bị đổ ngã.
3.5. Tỉa nhánh
Ớt chuông là loài phát triển nhanh, có thể thu hoạch chỉ sau 60-90 ngày chăm sóc. Do đó, bạn cần tỉa bỏ những nhánh ở phần gốc để cây tập chung dinh dưỡng nuôi quả, tránh các loài sâu bệnh hại.
3.6. Kỹ thuật bón phân cho ớt chuông
Khi áp dụng kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính, bạn lưu ý bổ sung dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Các loại phân được sử dụng bao gồm NPK, phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ…Lưu ý, nên bón phân định kỳ 2 tuần/lần theo đúng hướng dẫn trên bao bì, tránh bón quá nhiều hoặc quá ít gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
4. Hướng dẫn thu hoạch và phân loại ớt chuông
Cách trồng ớt chuông trong nhà kính có thể cho thành phẩm sau khoảng 60-90 ngày gieo trồng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể thu hoạch quả xanh, quả vàng hoặc quả đỏ. Trong đó:
- Quả xanh có thể thu hoạch khi vỏ chuyển từ xanh non sang xanh thẫm, vỏ cứng, bấm nghe giòn tai.
- Quả chín vàng đỏ có thể thu hoạch khi vỏ chuyển từ xanh sang vàng và đỏ trên 50%.
Lưu ý, nên sử dụng dụng cụ sắc nhọn để thu hoạch ớt, tránh làm tổn hại đến bộ phận yếu của cây. Không dùng tay bốc ớt và dụi vào mắt có thể gây kích ứng cho da và mắt.
5. Tác dụng của việc phân loại màu của ớt chuông
Áp dụng kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính giúp nhà nông dễ dàng phân loại màu sắc của quả. Việc này đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và nhà sản xuất như:
- Giúp lựa chọn ớt chuông theo nhu cầu: Theo nghiên cứu, ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, ớt chuông vàng chứa lutein và zeaxanthin tốt cho mắt và da. Trong khi đó, ớt chuông xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin K và chất xơ. Vì vậy, việc phân loại màu giúp người tiêu dùng dễ dàng chọn theo nhu cầu sử dụng của bản thân.
- Dễ dàng nhận biết độ chín: Thông thường ớt chuông xanh thể hiện trái chưa chín, ớt chuông vàng là chín vừa và ớt chuông đỏ là chín hoàn toàn.
- Dễ dàng đóng gói: Việc phân loại ớt giúp nhà sản xuất dễ dàng phân loại, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.
- Mở rộng thị trường: Phân loại ớt chuông theo màu sắc giúp nhà sản xuất đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều phân khúc khách hàng.
6. Hachi Nông Nghiệp – Chuyên gia tư vấn cung cấp nhà màng kính trồng ớt chuông hàng đầu Việt Nam
Hachi được biết đến là đơn vị cung cấp nhà màng, nhà kính trồng ớt chuông hàng đầu hiện nay. Công ty đã có hơn 250 dự án thành công tại Việt Nam, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Úc, Mỹ,…
Trở thành khách hàng của Hachi, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp với:
- Đội ngũ nhân sự có kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính lâu năm, có kinh nghiệm thực chiến nhiều dự án.
- Chính sách bảo hành, vận chuyển, đổi trả, thanh toán rõ ràng minh bạch và được trao đổi cụ thể trước khi ký hợp đồng.
- Ứng dụng công nghệ cao trong mô hình nhà màng, nhà kính đem lại hiệu quả cao.
Để biết thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ đến hotline 0901236086 – 0982476086!
Như vậy, Hachi đã chia sẻ chi tiết kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính đem lại hiệu quả cao trong bài viết này. Chúc bạn thực hiện thành công!
Xem thêm: Thi công nhà màng trồng ớt chuông hết bao nhiêu tiền?
Xem thêm: Hệ thống trồng ớt chuông thâm canh trong nhà màng