Rate this post

Nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là nỗi lo thường trực trong mỗi gia đình. Tin tức về thực phẩm bẩn thực phẩm không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên thị trường đang xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một trong những tiêu chuẩn, chứng nhận để khẳng định chất lượng của sản phẩm nông nghiệp thường được nhắc tới là VIETGAP.

VIETGAP là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm nông nghiệp
VIETGAP là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm nông nghiệp

1. VIETGAP là gì?

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Áp dụng VietGAP là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam.

2. Những lợi ích khi sản phẩm được đăng ký chứng nhận VIETGAP

VIETGAP là một tiêu chuẩn giúp khẳng định chất lượng sản phẩm nông nghiệp.  Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam. Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Sản phẩm được khẳng định chất lượng thông qua VIETGAP sẽ có thị trường và giá thành ổn định hơn so với rau thông thường
Sản phẩm được khẳng định chất lượng thông qua VIETGAP sẽ có thị trường và giá thành ổn định hơn so với rau thông thường

Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định. Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối. Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý…

3. Tổ chức cung cấp chứng chỉ VIETGAP

Có nhiều tổ chức được cấp phép cung cấp chứng chỉ VIETGAP tại nhiều tỉnh thành. Hiện tại, có 23 tổ chức chứng nhận VIETGAP. Trong đó, có 4 trung tâm chứng nhận VIETGAP tại Hà Nội, 5 trung tâm tại HCM, 3 tại Đà Nẵng. Các tổ chức còn lại phân bố tại một số tỉnh thành trên cả nước. (nguồn:http://www.vietgap.gov.vn/Content.aspx?mode=uc&page=DanhsachTCCNChitiet&LCN=1)

4. Quy trình đăng ký VIETGAP

Những vấn đề về nhiệt độ, độ ẩm, pH, nồng độ dung dịch được kiểm soát chặt chẽ và chính xác thông qua hệ thống cảm ứng.
Xà lách tại trang trại thủy canh công nghệ cao DELCO đã nhận được nhận rau an toàn của VIETGAP
1. Tiếp xúc ban đầu     
Tổ chức chứng nhận VIETGAP cung cấp cho Tổ chức đăng ký chứng nhận các thông tin cần thiết bao gồm: Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình, thủ tục chứng nhận, yêu cầu luật định và các thông tin có liên quan khác.
2. Đăng ký chứng nhận 
Sau khi xem xét và hiểu rõ Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình và thủ tục chứng nhận, Tổ chức đăng ký chứng nhận gửi cho tổ chức chứng nhận tại địa phương bản “Đăng ký chứng nhận” được ký bởi đại diện có thẩm quyền.Trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo danh sách thành viên (thành viên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất)
Tổ chức cũng cần gửi thêm bản đồ giải thửa, phân lô khu vực sản xuất, khu vực sơ chế, bảo quản, các kết quả thử nghiệm,… nếu có
3. Xem xét đăng ký chứng nhận và Thiết lập chương trình đánh giá 
Trước khi tiến hành đánh giá, tổ chức chứng nhận VIETGAP tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông tin hỗ trợ. Sau đó, dựa trên kết quả xem xét đăng ký chứng nhận để thiết lập chương trình đánh giá cho Tổ chức xin chứng nhận.
4. Chuẩn bị đánh giá         
Dựa vào kết quả xem xét Đăng ký chứng nhận, tổ chức chứng nhận VIETGAP phải xác định yêu cầu năng lực của các cán bộ liên quan trong đoàn đánh giá và cán bộ thực hiện các quyết định chứng nhận. Đồng thời, phải đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ giao cho đoàn đánh giá được xác định rõ và truyền đạt tới Tổ chức chứng nhận.
5. Đánh giá chứng nhận 
Tổ chức chứng nhận VIETGAP tiến hành đánh giá chứng nhận tại địa điểm của Tổ chức đăng ký chứng nhận.
6. Kết luận đánh giá chứng nhận và Báo cáo đánh giá 
Đoàn chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận VIETGAP phải phân tích tất cả các thông tin và bằng chứng liên quan đã thu thập được trong suốt quá trình đánh giá để xem xét các phát hiện đánh giá và thống nhất các kết luận đánh giá.
Trong quá trình đánh giá, tại một số công đoạn, đoàn chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận VIETGAP  sẽ tiến hành lấy mẫu thử nghiệm nếu cần thiết
7. Quyết định chứng nhận 
Đoàn đánh giá phải cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho Ban kỹ thuật của tổ chức chứng nhận VIETGAP để kiểm tra xác nhận trước khi kiến nghị chứng nhận, bao gồm Báo cáo đánh giá, các kết quả thử nghiệm, nhận xét, xác nhận thông tin cung cấp cho tổ chức chứng nhận VIETGAP, kiến nghị cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận và các điều kiện hoặc lưu ý.
Trường hợp đoàn đánh giá có lấy mẫu thử nghiệm, đơn vị được đánh giá có trách nhiệm gửi cho tổ chức chứng nhận VIETGAP Kết quả thử nghiệm (bản chính) ngay sau khi nhận được từ phòng thử nghiệm được chỉ định.
Ban Kỹ thuật sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ đoàn chuyên gia đánh giá gửi về.
Nếu tổ chức đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, ban Kỹ thuật sẽ làm các thủ tục kiến nghị chứng nhận tiếp theo. Giấy chứng nhận cấp cho Tổ chức có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày ký quyết định cấp giấy chứng nhận. Tổ chức được chứng nhận có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu của các Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận.
8. Hoạt động giám sát và duy trì chứng nhận 
Hoạt động giám sát được thực hiện ít nhất một lần một năm tại cơ sở của Tổ chức. Thời gian đánh giá giám sát lần một thông thường không được quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của đánh giá giai đoạn 2.
9. Chứng nhận lại 
Hoạt động đánh giá chứng nhận lại được tiến hành nhằm đánh giá việc Tổ chức tiếp tục tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý liên quan.
10.   Đánh giá mở rộng 
Tổ chức đã được chứng nhận muốn mở rộng phạm vi chứng nhận phải gửi đăng ký chứng nhận mở rộng. Khi nhận đăng ký, tổ chức chứng nhận VIETGAP phải xem xét và xác định hoạt động đánh giá cần thiết để quyết định mở rộng hoặc không mở phạm vi đã được chứng nhận.
11.  Đánh giá đột xuất
Thủ tục của tổ chức chứng nhận VIETGAP phải đảm bảo cân nhắc tới khả năng tiến hành đánh giá đột xuất Tổ chức đã được chứng nhận để có thể điều tra các khiếu nại, đáp ứng đối với những thay đổi hoặc xem xét tiếp theo đối với những tổ chức đã bị đình chỉ
XEM THÊM: