Tỏi là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình giúp cho món ăn thơm ngon, tròn vị. Ngoài ra đây cũng là vị thuốc giúp kháng viêm, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Với những tiến bộ của ngành nông nghiệp, ngày nay bạn có thể trồng tỏi thủy canh đơn giản, dễ áp dụng ngay tại nhà. Trong bài viết dưới đây, Hachi xin giới thiệu tới bạn 2 Cách trồng tỏi thủy canh (trong nước) đơn giản hiệu quả
1. Trồng tỏi thủy canh tại nhà cần chuẩn bị những thứ sau:
1.1. Chọn vị trí trồng
Tỏi là loại cây ưa sáng, bạn nên lựa chọn vị trí trồng tỏi thủy canh thoáng mát, có nhiều ánh sáng chiếu vào trong ngày. Tuy nhiên, vẫn cần tránh những khu vực có ánh nắng quá gay gắt sẽ dễ làm héo cây.
1.2 Chọn giống tỏi
Chúng ta sẽ sử dụng củ tỏi để trồng tỏi thủy canh. Bạn nên lựa chọn những củ tỏi giống to, tròn, khỏe mạnh và không bị sâu, thối để tiến hành trồng.
1.3. Dung dịch thủy canh
Bạn nên mua các loại dinh dưỡng thủy canh được nghiên cứu và sản xuất sẵn chuyên sử dụng để trồng các loại cây thủy canh như tỏi, sau đó pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất để có dung dịch thủy canh trồng tỏi đảm bảo chất lượng.
1.4. Các công cụ cần thiết
Bên cạnh các nguyên vật liệu trên đây, bạn cần chuẩn bị thêm chai/lọ/cốc/ly để làm dụng cụ trồng tỏi. Dụng cụ để trồng tỏi cần có miệng rộng, thông thoáng, cao từ 5-8cm.
Xem thêm bài liên quan: Cách trồng cỏ đồng tiền thủy sinh
2. Kỹ thuật trồng tỏi thủy canh tại nhà mới hiệu quả nhất
2.1. Các bước tiến trồng tỏi thủy canh tại nhà chi tiết:
Chuẩn bị giống cây: Đầu tiên, bạn cần bóc sạch vỏ tỏi và ngâm vào nước sạch trong khoảng 12 giờ để kích thích nảy mầm. Cần thao tác cẩn thận để tránh tác động vào phần gốc và ngọn của nhánh tỏi, cần giữ lại phần gốc của nhánh tỏi nếu không sẽ không thể trồng thủy canh.
Trồng tỏi: Sau khi ngâm nước 12h, bạn tiến hành đặt các tép tỏi vào chai/cốc sử dụng để trồng tỏi. Cần xếp các tép tỏi gần nhau để chúng tự cố định và đặt đầu các tép tỏi hướng lên. Sau đó bạn cẩn thận cho thêm nước vào chai/cốc trồng sao cho nước ngập đến ngang củ tỏi.
2.2. Chăm sóc
Những lưu ý khi chăm sóc tỏi thủy canh:
- Bạn cần đặt cốc/ly trồng tỏi ở nơi thoáng mát, có đủ ánh sáng nhưng cần tránh ánh nắng gay gắt.
- Sau 5 đến 7 ngày kể từ khi trồng, tỏi sẽ ra rễ. Vào thời điểm này bạn chỉ thêm dung dịch thủy canh cho tỏi mà không thay toàn bộ dung dịch trồng vì tác động mạnh sẽ có thể làm tổn thương đến bộ rễ của tỏi. Sau khoảng 2 tuần kể từ khi trồng, bạn sẽ bắt đầu thay dung dịch thủy canh định kì 1 lần/tuần cho tỏi.
Xem thêm bài liên quan: Cách trồng hoa tiên ông
- Khi thay nước trồng cho tỏi, bạn cần làm sạch cốc trồng và rễ tỏi để loại bỏ rêu bám. Bạn nên cắt bỏ cả các rễ khô và thối.
- Thời điểm 2 tuần sau khi trồng tỏi cũng là lúc tỏi bắt đầu ra mầm. Khi mầm tỏi phát triển thành lá cao từ 10-15 cm bạn nên thu hoạch chúng, chỉ để lại đoạn lá cách gốc 2-3cm. Việc này sẽ giúp cây tập trung dinh dưỡng để nuôi củ.
2.3. Thu hoạch
Sau khoảng 6 tháng khi lá và củ bắt đầu khô là bạn có thể tiến hành thu hoạch củ.
2.4. Một số lưu ý khi trồng tỏi trong nước tại nhà
- Tỏi thích hợp với nhiệt độ mát mẻ, cây sẽ sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C, khi tạo củ thì nhiệt độ từ 20 đến 22 độ C là tốt nhất.
- Tỏi là cây ưa sáng, nếu đủ nắng và ánh sáng thì cây sẽ ra củ nhanh.
- Cần đảm bảo lượng nước đủ, quá nhiều nước sẽ khiến tỏi bị thối củ, thiếu nước cũng khiến cây đanh lại và cho củ nhỏ.
- Khi bộ rễ chưa ổn định bạn chỉ nên cho thêm nước chứ không nên thay nước ngay. Cả khi thêm nước hay thay nước thì bạn cũng cần thao tác nhẹ nhàng để tránh tác động mạnh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của tỏi.
Có thể bạn quan tâm: Giàn trồng rau thủy canh
3. Cách trồng tỏi thủy canh nông nghiệp quy mô lớn hơn
3.1. Cần chuẩn bị
Giống cây: Chuẩn bị cây giống tỏi đã được cấy mô hoặc ghép rễ.
Các nguyên, vật liệu cần chuẩn bị để xây dựng hệ thống thủy canh trồng tỏi:
- Một khay nhựa lớn để làm bể chứa dung dịch thủy canh nuôi dưỡng tỏi.
- Một khay nhựa nhỏ để làm khay trồng, trên khay có sẵn các lỗ nhỏ để trồng cây tỏi.
- Máy đo pH để kiểm tra độ pH của dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
- Máy đo EC để kiểm tra độ điện dẫn của dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
- Dinh dưỡng thủy canh
- Sử dụng các loại vật liệu trồng thủy canh như xơ dừa, than hoạt tính, sỏi nhẹ hoặc bông thủy tinh để làm nền trồng cho tỏi.
Xem thêm bài liên quan: Dụng cụ trồng rau thủy canh
3.2. Tiến hành
Bước 1: Ướp giống cây tỏi trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh có độ pH từ 5,5 đến 6,5 và EC từ 1,2 đến 1,6 mS/cm trong khoảng 12 đến 24 giờ trước khi trồng.
Bước 2: Đổ nước và dung dịch thủy canh vào khay lớn (bể chứa) với tỉ lệ 3:1. Kiểm tra độ pH và độ EC của dung dịch bằng máy. Độ pH nên ở mức 5.5 – 6.5, độ EC nên ở mức 1.2 – 1.8 mS/cm. Sử dụng các chất điều chỉnh độ pH và EC để điều chỉnh nếu các chỉ số chưa đạt mức tiêu chuẩn.
Bước 3: Đặt khay trồng lên bên trên bể chứa. Đặt các cây tỏi giống vào các lỗ nhỏ trên khay trồng, cần đảm bảo rễ chạm vào dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
Sau khi trồng tỏi, chúng ta sẽ theo dõi, chăm sóc và thu hoạch khi đạt tiêu chuẩn.
3.3. Chăm sóc
Tương tự như việc trồng tỏi thủy canh tại nhà, trồng tỏi thủy canh nông nghiệp quy mô lớn bạn cũng cần lưu ý:
- Tỏi thích hợp với nhiệt độ mát mẻ, cây sẽ sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C, khi tạo củ thì nhiệt độ từ 20 đến 22 độ C là tốt nhất.
- Tỏi là cây ưa sáng, nếu đủ nắng và ánh sáng thì cây sẽ ra củ nhanh.
- Cần đảm bảo lượng nước đủ, quá nhiều nước sẽ khiến tỏi bị thối củ, thiếu nước cũng khiến cây đanh lại và cho củ nhỏ.
- Khi bộ rễ chưa ổn định bạn chỉ nên cho thêm nước chứ không nên thay nước ngay. Cả khi thêm nước hay thay nước thì bạn cũng cần thao tác nhẹ nhàng để tránh tác động mạnh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của tỏi.
Xem thêm bài liên quan: Trồng rau tần ô thủy canh
Ngoài ra, khi trồng tỏi thủy canh quy mô lớn bạn cần phải lưu ý thêm về dung dịch dinh dưỡng thủy canh và phòng trừ sâu, bệnh:
- Thường xuyên theo dõi và chăm sóc tỏi, kiểm tra độ pH, độ EC của dung dịch thủy canh, bổ sung nước hoặc dinh dưỡng khi cần thiết. Nên thay toàn bộ dung dịch thủy canh 2-3 tuần/lần
- Kiểm tra và phòng trừ các loại sâu bệnh có thể gây hại cho tỏi như sâu bọ, côn trùng hay các bệnh thường gặp ở tỏi
Hiện nay, phương pháp trồng tỏi thủy canh quy mô lớn vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại nhiều nước trên thế giới nó đã được biết đến và ứng dụng từ lâu, giúp mang lại chất lượng và năng suất tỏi thành phẩm rất tốt. Để có thêm hướng dẫn trực quan hơn, mời bạn xem video cách trồng tỏi thủy canh quy mô lớn dưới đây.
Video hướng dẫn cách trồng tỏi thủy canh quy mô lớn này đã có đến 515 nghìn lượt xem, cùng hàng nghìn lượt bình luận sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trồng tỏi thủy canh quy mô lớn.
4. Lời kết
Tỏi là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Tỏi giúp ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư, kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, đây cũng là loại gia vị không thể thiếu khi chế biến nhiều món ăn, giúp hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Xem thêm bài liên quan: Dung dịch thủy canh có an toàn không?
Bạn còn chần chờ gì nữa mà chưa trồng tỏi thủy canh tại nhà để có nguồn thực phẩm sẵn có, an toàn. Hi vọng những chia sẻ trên đây của Hachi sẽ giúp bạn trồng tỏi thủy canh tại nhà thành công.