Vải thiều là loại quả mang lại giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều tại Hải Dương và Bắc Giang. Hiện nay, nhiều nhà vườn đã áp dụng cách trồng và chăm sóc cây vải thiều bằng phương pháp tưới nhỏ giọt nhằm tăng hiệu quả cho cây trồng. Vậy cụ thể thì phương pháp canh tác này là gì? Hãy cùng Hachi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Chuẩn bị
Chọn giống vải thiều
Quá trình trồng và chăm sóc cây vải thiều bắt đầu từ việc chọn giống cây phù hợp. Hiện nay có nhiều giống vải thiều có thể kể đến như:
- Vải thiều Thanh Hà: quả gần tròn, vỏ đỏ vàng, hạt lép, ráo nước, ngọt thanh, có vị hơi chua, chín vào tháng 6.
- Vải thiều Phú Hộ: có 2 dạng quả là đít nhọn, hạt lép và quả đít bằng, hạt to; vỏ đỏ thắm, quả to, ráo nước, chín sớm ơn vải Thanh Hà 5 – 7 ngày.
- Vải Xuân Đỉnh: đặc tính gần giống vải Thanh Hà nhưng quả to hơn, màu đỏ thắm.
Chọn đất trồng vải thiều
Vải thiều không phải là loại cây kén đất, tuy nhiên, khi chọn đất cho cây cũng cần lưu ý chọn đất có khả năng thoát nước tốt và tầng đất dày.
Vải thiều bằng phương pháp chiết có bộ rễ kém phát triển, vì vậy, khi đưa cây lên đồi, bạn phải đảm bảo giữ ẩm tốt nhất có thể để đảm bảo cho gốc cây vững chắc, cố định và tăng tỷ lệ sống sót. Đồng thời, cũng nên chọn vị trí có độ dốc thấp và tiến hành trồng vải thiều theo đường đồng mức, trồng kết hợp một số cây chống xói mòn.
Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt
Trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, bạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu cơ bản, bao gồm: ống/dây tưới nhỏ giọt, máy bơm, đồng hồ đo áp, van xả, van áp, đầu tưới nhỏ giọt.
Sau khi đã chuẩn bị các vật tư trên, bạn lần lượt thực hiện các bước sau để lắp ráp:
- Bước 1: Lắp đặt nguồn nước, lắp ống tưới nhỏ giọt
- Bước 2: Lắp đặt đường ống dẫn nước chính và phụ
- Bước 3: Nối dây nhánh
- Bước 4: Lắp đặt van khóa
- Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống tưới nhỏ giọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều
Làm đất, đào hố
Đất trồng vải thiều phải được lên luống để có thể dễ dàng thoát nước, tránh cho cây bị ngập úng dẫn đến thối rễ. Nguyên tắc đào hố mà bạn cần nhớ chính là đất xấu thì đào hố to, kích thước 1×1×0.8 (m), đất tốt thì đào hố nhỏ có kích thước khoảng 0.8×0.8×0.6 (m).
Khu vực trồng vải cũng cần hạn chế tối đa việc chăn thả vật nuôi vì nó sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm đất và nước nghiêm trọng. Nếu buộc phải chăn thả gia súc thì phải xây chuồng, trại và có biện pháp xử lý chất thải từ vật nuôi.
Bón lót cho đất trồng
Đây là một bước quan trọng trong quá trình trồng và chăm sóc cây vải, giúp tăng nguồn dinh dưỡng trong đất trồng. Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai. Khi đào hố, bố trí bên cạnh một lớp đất mặt và một lớp đất dưới. Lớp đất mặt sẽ được dùng trộn cùng phân bón lót rồi lấp lên miệng hố, còn lớp đất dưới đáy sẽ tạo thành một vòng tròn xung quanh miệng hố.
Việc đào hố và bón lót cần được thực hiện trước khi tiến hành trồng cây khoảng 1 tháng để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Trồng cây
Tạo một hố nhỏ vào hố vừa được đào ở trên rồi nhẹ nhàng đặt bầu cây vào. Sau đó lấp đất lại và dùng tay nén thật chặt xung quanh gốc. Tiếp theo, cắm cọc rồi dùng dây mềm buộc chặt cây lại thật chắc chắn để giúp cho cây con không bị lay đứt rễ khi gặp gió mạnh. Tủ rơm rạ, cỏ khô với chiều rộng từ 0.8 – 1m, dày 7 – 15m, cách gốc 5 – 10cm để giữ ẩm cho cây vải thiều.
Chăm sóc
Nhiệt độ: Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vùng nhiệt phù hợp nhất là từ 21°C – 25°C.
Ánh sáng: Vải là cây ưa ánh sáng. Ánh sáng đầy đủ sẽ thúc đẩy quá trình ra hoa, tăng màu sắc vỏ quả cũng như chất lượng thành phẩm. Nếu không đủ ánh sáng, quá trình quang hợp bị hạn chế thì việc ra hoa đậu quả sẽ gặp khó khăn. Đối với vườn vải, nếu trồng quá dày hoặc không cắt tỉa thường xuyên sẽ làm giảm số chùm hoa và chiều dài chùm hoa.
Tỉa cành
Đối với cây vải còn trẻ: Thời kỳ này chỉ cắt khoảng 10% số cành. Đây là thời kỳ cây mới cho quả nên phải cắt tỉa nhẹ nhàng, để lại nhiều cành, chỉ cắt bỏ những cành đã mất khả năng quang hợp, cành la sát mặt đất và cành mọc sít nhau, cành tăm, cành sâu bệnh.
Đối với cây vải trưởng thành: Trong giai đoạn này, cây vải đã chuyển sang thời kỳ sai quả, cần nhiều dinh dưỡng nên cần cắt bớt khoảng 20% – 30% số cành để tập trung dưỡng chất cho những cành còn lại.
Đối với cây vải già: Căn cứ vào khả năng sinh trưởng và tình hình ra quả vụ trước để xác định lượng cành cắt tỉa là nhiều hay ít. Mục đích của việc tỉa cành trong giai đoạn này là trẻ hóa bộ tán lá.
Thu hoạch
Trước khi thu hoạch vải thiều 15 ngày, bạn cần dừng phun thuốc bảo vệ thực vật để tránh gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Thời điểm thích hợp để thu hoạch là lúc vải có lớp vỏ bên ngoài màu xanh pha hồng đậm, khi ăn có mùi thơm và vị ngọt lịm.
Nên chú ý thu hoạch vải vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa vì dễ dẫn đến thối quả, thu hoạch vào lúc nắng sẽ làm mất nước trong quả, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị.
Bạn thu hoạch bằng cách dùng dao hoặc kéo sắc để cắt chùm vải rồi cho vào sọt, che lại bằng vải hoặc giấy để tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc vào. Cần lưu ý không nên để sọt quá đầy, sẽ làm nát quả, cũng không để vải thiều tiếp xúc với đất qua đêm, như vậy khiến chúng nhanh hư hơn.
Trên đây là bài viết về quy trình trồng và chăm sóc cây vải thiều theo phương pháp tưới nhỏ giọt. Nếu cần hỗ trợ hay tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Hachi để được giải đáp tận tình.
Mọi thông tin chi tiết về
Mô hình trang trại công nghệ cao trồng rau thuỷ canh, tưới nhỏ giọt, nhà màng trồng lan:
Hotline: 090 123 6086 – 096 240 6086
Email: Info@hachi.com.vn
Fanpage: Hachi – Nông nghiệp thông minh
Hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:
[formidable id=”1″]XEM THÊM:
Thi công lắp đặt trọn gói hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm chi phí