Hiện nay có khá nhiều mô hình trồng cà chua được ứng dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, trồng cà chua trong nhà màng và gốc ghép là 2 phương pháp canh tác hiện đại được ưa chuộng nhất. Cùng Hachi tìm hiểu thêm thông tin về các mô hình này ngay sau đây nhé!
1. Mô hình trồng cà chua trong nhà màng kính (màng lưới)
Cà chua là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như lycopene, chất xơ, canxi, photpho, kali,…Cây cà chua có thể trồng quanh năm trên nhiều địa bàn, đặc biệt là các vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Lâm Đồng. Tuy nhiên, khi đối mặt với khí hậu thất thường, mưa nhiều, nắng gắt có thể khiến cây còi cọc, kém phát triển và cho năng suất thấp. Mô hình trồng cà chua trong nhà màng ra đời là giải pháp hữu hiệu để cây cà chua sinh trưởng mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh.
Nhờ cấu trúc đặc trưng, mô hình nhà màng trồng cà chua đem lại nhiều lợi ích nổi bật cho người dân như:
- Kiểm soát được điều kiện môi trường: Nhờ màng che chắn, người nông dân có thể điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… từ đó tối ưu sự phát triển cho cây trồng.
- Hạn chế sâu bệnh hại: Nhà màng hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loại sâu bệnh hại, giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao năng suất: Do kiểm soát được các yếu tố môi trường lại đạt hiệu quả tốt trong vấn đề phòng chống sâu bệnh hại nên mô hình này giúp cà chua có năng suất cao hơn so với phương pháp trồng trọt truyền thống.
- Tiết kiệm nước: Một số hệ thống tưới hiện đại như tưới nhỏ giọt, phun sương giúp người nông dân tiết kiệm nước hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Cà chua được trồng trong nhà màng cho chất lượng thành phẩm cao hơn, hạn chế tác động của các chất hóa học, từ đó đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Bên cạnh những lợi ích nêu trên, mô hình trồng cà chua trong nhà màng còn tồn tại một số hạn chế như: chi phí đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật cao, nguy cơ dịch bệnh lớn,… Tuy nhiên, đây vẫn là một phương pháp đáng đầu tư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Trên thực tế, mô hình trồng cà chua trong nhà màng đang được áp dụng rộng rãi trên nhiều địa phương. Điển hình tại thôn Bế Triều, huyện Bắc Quang, các hộ gia đình đầu tư nhà màng để trồng cà chua và các loại hoa màu khác như dưa lưới, dưa kim cô nương. Theo chị Hoàng Thị Trọng – nông dân có thu nhập cao từ sản xuất cà chua sạch cho biết: trồng cà chua trong nhà màng có chi phí đầu tư ban đầu khá cao nhưng chi phí sẽ giảm trong những vụ sau. Gia đình chị đã đầu tư hơn 1000m2 nhà màng, làm giàn và xuống giống vào tháng 8 âm lịch. Sau 3 tháng chăm sóc, cây phát triển tốt và cho năng suất cao. Đặc biệt, trong thời buổi ngày nay, khi người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm thì giá thành của cà chua sạch cũng được cải thiện đáng kể. Ngoài bán trực tiếp tại vườn, người nông dân còn bán trên các nền tảng số mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Mô hình trồng cà chua gốc ghép
Mô hình trồng cà chua gốc ghép là một trong những phương pháp canh tác vừa được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ An Giang khảo nghiệm thành công và cung cấp ra thị trường. Đây là phương pháp trồng trọt bằng cách ghép phần ngọn (cành ghép) của giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng kháng bệnh tốt lên phần thân của giống cà chua có bộ rễ khỏe, khả năng thích nghi tốt.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ An Giang, trong quá trình canh tác cà chua, nông dân gặp rất nhiều vấn đề về bệnh héo xanh (héo rũ) khiến cây chết đến 100% trong mùa mưa. Đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa và đậu trái non, bệnh gây thiệt hại nặng khiến nông dân mất mùa cũng như giảm hiệu quả kinh tế. Bệnh héo xanh rất khó trị, ngay cả khi áp dụng các loại thuốc hóa học cũng không đem lại hiệu quả cao.
Mô hình trồng cà chua gốc ghép ra đời là giải pháp giải quyết nỗi lo về bệnh héo xanh cho người nông dân. Cây ghép có khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu phèn tốt, chống sâu bệnh hiệu quả. Một số gốc ghép đang được sử dụng như cà chua R-7-13, cà chua 101, cà chua BigBeef,…Trong khi đó, các giống ngọn ghép có thể kể đến như cà chua Rio Grande, cà chua VF36, cà chua 189,…
Hiện nay, mô hình này đang được ứng dụng sản xuất thực tế tại tỉnh An Giang và đem lại hiệu quả cao. Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành kết hợp cùng bà bà Nguyễn Thị Cẩm Nhung thực hiện trồng 2.200 cây cà chua gốc ghép trên diện tích 1.000m2 cho kết quả: cây có khả năng kháng bệnh héo xanh lên đến 97%, năng suất đạt 4,64 tấn/1.000m2 lợi nhuận đạt hơn 24,7 triệu đồng/vụ.
Theo cán bộ kỹ thuật, cà chua gốc ghép có thể trồng quanh năm, cho hiệu quả cao nhất trong 3 vụ chính là: Đông Xuân, Xuân Hè, Thu Đông. Thời gian ươm cây đến khi thu hoạch chỉ khoảng 50 – 55 ngày, bạn có thể lựa chọn thời gian trồng phù hợp để phát triển cây trồng.
3. Hachi Nông Nghiệp – Chuyên gia tư vấn, hỗ trợ, thi công nhà màng trồng cà chua hàng đầu Việt Nam
Hachi được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn, hỗ trợ, thi công mô hình trồng cà chua trong nhà màng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Công ty cung cấp 3 hệ nhà màng khác nhau với giá thành chỉ từ 180,000vnđ/m2, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các trang trại của Hachi có thể giảm đến 70% chi phí nhân công so với phương pháp truyền thống, giá phân bón cũng được trợ giá chỉ còn 1/2 so với thị trường.
Về chất lượng, mô hình trồng cà chua trong nhà màng của Hachi gây ấn tượng với nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Dễ dàng điều chỉnh khẩu độ từ 6-12m.
- Hệ khung kèo mạ kẽm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Kết nối bằng bát liên kết không mối hàn cho hiệu quả lâu dài.
- Tích hợp vi điều khiển bằng Smartphone 4.0 cùng công nghệ màng che phủ 5 lớp hiện đại nhất trên thế giới.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 0901236086 – 0982476086 ngay hôm nay!
Trên đây là 2 mô hình trồng cà chua cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn mà Hachi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cũng như lựa chọn được mô hình phù hợp với nhu cầu của bản thân!