Quyết định đầu tư nhà lưới trồng rau sạch là một bước đi thông minh để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch và an toàn hiện nay. Tuy nhiên, chi phí cũng như cách vận hành mô hình này không phải điều đơn giản. Để giúp bạn hiểu hơn về nhà lưới trồng rau sạch, Hachi sẽ chia sẻ 11 thông tin cơ bản ngay sau đây, bạn có thể tham khảo!
1. Nhà lưới trồng rau là gì?
Nhà lưới trồng rau là một mô hình nông nghiệp được thiết kế để tạo ra môi trường trồng trọt lý tưởng cho các loại rau, củ, quả. Nhà lưới thường được xây dựng bằng khung thép hoặc ống sắt và bao phủ bởi một lớp lưới chuyên dụng. Lớp lưới này có nhiều kích thước lỗ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại cây trồng.
Mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới ngày càng được áp dụng phổ biến bởi đem lại nhiều lợi ích như bảo vệ cây trồng khỏi thời tiết bất lợi, kiểm soát môi trường, ngăn ngừa các loại côn trùng và sâu bệnh hại. Ngoài ra, rau trồng trong nhà lưới thường có năng suất cao và chất lượng tốt hơn so với mô hình truyền thống.
2. Các cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây là các cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản, phổ biến nhất hiện nay bạn có thể áp dụng:
2.1. Nhà lưới trồng rau sạch kín
Nhà lưới trồng rau sạch kín là loại được che phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, thậm chí là cửa ra vào. Mô hình này được thiết kế kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng với phần khung làm từ cột bê tông, khung sắt hàn hoặc bắt vít độ cao từ 2-3.9m, phù hợp với hộ gia đình có nhu cầu trồng trọt 500 – 1.000 m2.
Nhà lưới trồng rau kín giúp giảm tối đa các loại côn trùng như bướm, bọ cánh cứng, côn trùng bay được,… Từ đó giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu, tăng số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá và đảm bảo năng suất cây trồng. Tuy nhiên, nhiệt độ nhà lưới kín vào mùa nắng có thể cao hơn ở ngoài từ 1-2 độ C do không được thông gió. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của rau nếu không biết cách xử lý kịp thời.
2.2. Nhà lưới trồng rau sạch hở
Nhà lưới hở là loại nhà lưới chỉ được che phần mái hoặc một phần xung quanh để giảm tác động của mưa gió, giúp trồng rau quanh năm. Với thiết kế đơn giản, khung làm từ cột bê tông, sắt hoặc gỗ, căng lưới kẽm, nhà lưới hở có chi phí thấp hơn khoảng 50% so với nhà lưới kín.
Mô hình này đáp ứng nhu cầu trồng trọt từ 500 m2 – 1,0 ha. Ưu điểm nổi bật của mô hình này là sự thông thoáng phù hợp trồng rau ăn lá, tăng vòng quay vụ. Tuy nhiên, nhà lưới hở không ngăn được côn trùng và độ bền kém hơn khi xây dựng quy mô lớn.
3. 11 điều bạn cần biết trước khi đầu tư làm nhà lưới trồng rau sạch
Để quyết định có nên đầu tư cho mô hình nhà lưới trồng rau sạch hay không, bạn cần nắm chắc 11 lưu ý chi tiết như sau:
3.1. Cột nhà lưới
Nếu muốn tối ưu chi phí, bạn có thể sử dụng cọc tre hoặc trụ bê tông để làm cột nhà. Trong đó, trụ bê tông có ưu điểm cứng cáp, tuổi thọ cao tuy nhiên thi công khá khó khăn. Cọc tre có tuổi thọ kém hơn nhưng chi phí thấp và thi công dễ dàng.
Ngoài ra, nếu muốn được đảm bảo về độ bền, bạn nên sử dụng loại cọc thép mạ kẽm dạng tròn hoặc hộp có độ dày 2mm trở lên tùy theo kích thước nhà lưới.
3.2. Trụ móng
Với phần trụ móng, hầu hết các nhà lưới giá rẻ không làm trụ móng, chỉ đổ bê tông ở cọc để đảm bảo độ chắc chắn. Với nhà lưới công nghệ cao thì trụ sẽ được làm từ bê tông cao hơn bề mặt đất 20-30cm, khoảng cách giữa các trụ theo chiều ngang nhà lưới 2-3 m, theo chiều dọc từ 6-10m, chiều cao cột từ 3-4m.
3.3. Khung mái
Đối với nhà lưới giá rẻ, khung mái thường đơn giản hóa bằng cách sử dụng dây thép căng để tiết kiệm chi phí. Ngược lại, nhà lưới công nghệ cao thường sử dụng khung mái vòm hoặc vòm lệch, tạo không gian thoáng đãng và điều hòa nhiệt độ hiệu quả. Giữa các khung vòm, cửa thông gió được thiết kế rộng khoảng 40-50cm, giúp giảm nhiệt độ và phân tầng không khí. Khoảng cách giữa các thanh vòm từ 2-3m là tiêu chuẩn để đảm bảo độ bền và thông thoáng cho nhà lưới.
3.4. Cửa
Bạn có thể chọn cửa trượt hoặc cửa mở bằng khung thép cho mô hình nhà lưới trồng rau.
3.5. Hệ thống chắn côn trùng
Đặc trưng của nhà lưới trồng rau đó là toàn bộ phần mái và tường xung quanh được làm từ lưới chắn côn trùng. Lưới chắn sẽ được kết nối với khung nhà bằng nẹp, zigzag lò xo hoặc dây kẽm để tăng độ chắc chắn.
3.6. Hướng dẫn thiết kế hệ thống tưới trong nhà lưới
Với mô hình trồng rau trong nhà lưới, bạn có thể lựa chọn cách tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun sương tùy từng loại cây trồng. Trong đó, tưới nhỏ giọt là cách cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các giọt nước nhỏ chậm vào rễ cây giúp tiết kiệm nước và giữ độ ẩm đồng đều. Hệ thống tưới phun sương cung cấp nước bằng cách tạo thành những hạt sương tưới trực tiếp lên cây có khả năng làm mát hiệu quả.
Để thiết kế một hệ thống tưới phù hợp, bạn thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Xác định nhu cầu tưới nước của cây
Bước 2. Chọn loại hình tưới
Bước 3. Lắp đặt hệ thống
Bước 4. Vận hành
3.7. Chi phí làm nhà lưới trồng rau 1000m2 mới nhất
Chi phí làm nhà lưới trồng rau bao gồm các chi phí như lưới trần nhà, lưới 4 mặt, khung thép, dây cáp, xi măng, hệ thống tưới, phân bón, thi công,… Dưới đây là chi phí dự tính cho quy mô 1000m2 bạn có thể tham khảo:
Vật liệu | Phân loại | Chi phí (VNĐ) |
Lưới trần nhà | 16 mesh, khổ 2m x 50m | 8.200.000 |
Lưới 4 mặt bên | 20 mesh, khổ 2m x 50m | 5.700.000 |
Khung thép | 12.000.000 – 15.000.000 | |
Dây cáp, xi măng đúc trụ | 6.500.000 | |
Hệ thống tưới, phân bón | 5.000.000 | |
Tổng | 37.400.000 – 40.400.000 |
Nhìn chung, bạn sẽ mất khoảng 37.400.000 – 40.400.000 VNĐ cho mô hình nhà lưới khoảng 1000m2. Tuy nhiên, chi phí có thể thay đổi tùy từng thời điểm, bạn hãy lắng nghe tư vấn từ những người có kinh nghiệm hoặc đơn vị thi công để biết thông tin chi tiết!
3.8. Lưu ý khi chọn đơn vị thiết kế thi công
Khi lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công nhà lưới trồng rau, bạn nên ưu tiên chọn các đơn vị thi công đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, có khả năng tư vấn tốt và có quy trình thi công rõ ràng. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo về chính sách vận hành và khả năng hỗ trợ sau bán để có quyết định chính xác nhất nhé!
3.9. Yêu cầu về đảm bảo môi trường
Việc xây dựng nhà màng trồng rau cần đảm bảo các yếu tố môi trường như:
- Vật liệu: Mô hình nhà lưới trồng rau ưu tiên sử dụng các loại vật liệu tái chế, dễ phân hủy như ống nhựa PVC, lưới HDPE, gỗ tự nhiên,…
- Quản lý chất thải: Xử lý rác thải đúng quy định, không vứt rác bừa bãi ra môi trường.
- Bảo vệ nguồn nước: Nhà màng cần sử dụng nước sạch, xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường.
3.10. Hiệu quả kinh tế ước tính trong một năm
Trên thực tế, mô hình nhà lưới trồng rau cho năng suất và chất lượng hơn hẳn so với phương pháp truyền thống. Trong đó, các loại rau dền, mồng tơi, cải ngọt có thể trồng 8 lứa trong nhà màng so với 6 lứa so với bên ngoài. Xà lách cho thu hoạch 6 lứa/năm, rau muống có thể thu hoạch tới 10 lứa/năm.
Rau trồng trong nhà màng thường có giá thành cao hơn, năng suất cao và trồng được nhiều mùa vụ hơn. Bạn có thể áp dụng để tăng thu hoạch cho gia đình.
3.11. Khả năng nhân rộng
Hiện nay, khả năng nhân rộng của nhà lưới trồng rau rất lớn và đang ngày càng được nhiều người nông dân quan tâm. Đã có nhiều đoàn tham quan trao đổi kinh nghiệm và thiết kế mô hình như Trường Đại học Nông Lâm, Hà Nội, Quảng Ngãi, Đồng Tháp…
4. Hachi nông nghiệp – Tự hào đơn vị tư vấn thiết kế, thi công nhà lưới trồng rau hàng đầu Việt Nam
Hachi Nông Nghiệp được biết đến là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và thi công nhà lưới trồng rau hàng đầu hiện nay. Công ty đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, xây dựng thành công hàng trăm dự án nhà màng trong và ngoài nước.
Đến với Hachi, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm:
- Nhà màng công nghệ cao, màng phủ cao cấp có độ bền vượt trội.
- Hachi có đội ngũ kỹ sư nông nghiệp giàu kinh nghiệm, tư vấn cho bạn từ khâu lựa chọn giống cây trồng, thiết kế nhà màng đến quy trình canh tác.
- Đội ngũ thi công đúng quy trình, nhanh chóng và đáp ứng tiến độ.
- Đảm bảo chất lượng công trình, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng.
- Cung cấp đầy đủ vật tư, phụ kiện thay thế, sửa chữa khi cần thiết.
- Giá thành cạnh tranh
- Tư vấn miễn phí
Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy truy cập website hachi.com.vn hoặc gọi trực tiếp đến hotline 0901236086 – 0982476086 ngay hôm nay!
Trên đây là 11 thông tin cần biết trước khi đầu tư nhà lưới trồng rau mà Hachi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng qua đây bạn sẽ có quyết định đầu tư chính xác nhất!