1. KHỎE HƠN
Vitamin, chất khoáng,… có nhiều vai trò sinh học, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Chất khoáng là thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ thể, canxi, photpho là thành phần chính của xương và răng. Chất khoáng có nhiều tác dụng trong các chức phận sinh lý và chuyển hóa của cơ thể, duy trì áp lực thẩm thấu. Rất nhiều bệnh có thể gặp khi không ăn rau củ, cũng như không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: Sắt là thành phần của huyết sắc tố, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Thiếu sắt gây thiếu máu. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em và phụ nữ khi có thai. Khi bị thiếu máu thường có biểu hiện da xanh, niêm mạc môi, lưỡi, mắt, nhợt nhạt, thiếu tập trung, kém hoạt bát. Sắt có nhiều trong: đậu, đỗ, rau lá xanh, mộc nhĩ, nấm hương,…
Còi xương do thiếu Canxi và vitamin D: Trong cơ thể canxi có vị trí đặc biệt, 98% canxi nằm ở xương và răng, vì vậy canxi rất cần thiết đối với trẻ em có bộ xương đang phát triển. Thiếu canxi có thể dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở ngừời lớn. Bệnh còi xương ở trẻ em chủ yếu là do thiếu vitamin D. Khi thiếu sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Các loại rau có nhiều can xi: súp lơ, vần tây, rau dền, rau mồng tơi,…và vitamin D thì có nhiều trong nấm.
Bướu cổ do thiếu I ốt: I ốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, cần cho tổng hợp hoocmon tuyến giáp, duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. Khi cơ thể bị thiếu i ốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Nhu cầu I-ốt ở trẻ em khoảng 90mcg-120mcg/ ngày. Các thực phẩm có nhiều Iốt là các loại cá biển, rong biển, rau cải xoong, tảo,…
Suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, hình thành các tổ chức. Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Thiếu kẽm còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm dễ nổi cáu. Thực phẩm có nhiều kẽm: củ cải, đậu tương (đậu nành).
Đặc biệt, đối với những vận động viên chuyên nghiệp, việc tăng cường rau quả trong chế độ là điều không thể thiếu. Điều này cải thiện chất lượng giấc ngủ, cải thiện quá trình tiêu hóa chất, nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh. Một chế độ ăn khỏe mạnh là một chế độ sử dụng được phong phú các loại rau.
2. ĐẸP HƠN, TRẺ HƠN
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả là cách tốt nhất để… giảm béo. Rau xanh, củ quả có trong bất cứ chế độ ăn kiêng nào. Vừa được ăn ngon, vừa giảm béo, đó là ích lợi vượt trội của rau xanh. Ăn rau xanh một cách hợp lý được chứng minh là chống béo phì hiệu quả. Các loại rau rất giàu chất xơ, loại bỏ chất thải và chất kích thích dạ dày và ngăn ngừa táo bón bằng cách giữ cho đường tiêu hóa chuyển động. Rau quả có thể giúp bạn trông gọn gàng hơn bằng cách chống lại sự sưng/phồng các cơ và tế bào da do muối. Natri là chất gây tăng cân, và dễ bị nạp vào cơ thể quá mức cho phép. Rau quả giàu kali và nước, giúp loại bỏ lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời phục hồi cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Để giảm bớt cảm giác no trong dạ dày của bạn, hãy thử ăn cây thì là, dưa chuột, bí đỏ, xà lách romaine, hoặc cà chua. Điều này giúp cho quá trình ăn kiêng của bạn giảm đi đáng kể sự vất vả và khó khăn.