Kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng là ý tưởng thông minh giúp bà con tăng năng suất lên gấp 2 lần so với truyền thống. Đây là giải pháp canh tác giúp giảm nhân công lao động, ít phụ thuộc vào mùa màng và thuốc bảo vệ thực vật. Trong bài viết này, Hachi sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng dưa lê trong nhà màng hiệu quả nhất!
1. Yêu cầu sinh thái
Dưa lê là loại cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, để cho năng suất cao nhất, bạn cần đáp ứng các yêu cầu về sinh thái như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt nhất để dưa lê phát triển từ 18 – 28 độ C, phát triển chậm khi sinh trưởng dưới 12 độ C và có thể chịu được nhiệt độ 40 độ C nhiều giờ trong ngày. Nhà màng cần có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây.
- Ánh sáng: Dưa lê là loại ưa sáng, cần ít nhất 6-8 tiếng nắng mỗi ngày để có thể sinh trưởng tốt nhất. Quang kỳ ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh sẽ giúp cây ra nhiều hoa cái, tăng tỷ lệ đậu trái, năng suất cao. Ngược lại, nếu cây nhận ít ánh sáng, gặp mưa phùn sẽ kém phát triển cũng như giảm khả năng đậu trái.
- Độ ẩm: Kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng yêu cầu độ ẩm không khí thích hợp trong khoảng từ 45 – 55%. Độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Trong khi đó, độ ẩm quá thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
2. Các điều kiện cơ bản cần chuẩn bị đề trồng dưa lê trong nhà màng
Dưới đây, Hachi sẽ tổng hợp một số điều kiện cơ bản cần thiết để tiến hành trồng dưa lê trong nhà màng.
2.1. Vốn
Kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng là phương pháp canh tác hiện đại, áp dụng công nghệ cao trên thế giới. Do đó, chi phí đầu tư cho mô hình này không hề thấp. Theo ghi nhận tại một số trang trại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, 1 trang trại trồng dưa lê trong nhà màng có diện tích 1000m2 cần đầu tư khoảng 500 – 650 triệu với các hạng mục: nhà màng và hệ thống tưới nhỏ giọt. Mỗi hạng mục thường có giá từ 60 – 75 triệu đồng.
2.2. Đất đai
Dưa lê trồng ở đất thịt pha cát, nhẹ, xốp hoặc đất phù sa sẽ cho năng suất cao nhất. Ngoài ra, khi thực hiện kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng cần phải có địa hình bằng phẳng, cao ráo để thuận tiện lắp đặt và chăm sóc cây trồng. Nếu đất không đủ bằng phẳng cần tiến hành san lấp, làm nền, chống lún để tránh ảnh hưởng đến quá trình canh tác và chăm sóc dưa lê sau này.
2.3. Lưới điện
Lưới điện chịu trách nhiệm cung cấp điện năng cho tất cả công nghệ sử dụng trong nhà màng. Để hệ thống tưới tiêu và cung cấp dinh dưỡng cho cây hoạt động tốt nhất, bạn cần đảm bảo khu vực trồng dưa có lưới điện và hệ thống phát điện dự phòng.
2.4. Giao thông
Kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng không chỉ đặt ra yêu cầu về vốn, đất đai và điện năng mà còn đòi hỏi giao thông thuận lợi. Đây là điều kiện cần thiết để đơn vị thi công tiến hành vận chuyển, lắp đặt cũng như vận chuyển sản phẩm thu hoạch không bị dập, hư hỏng.
2.5. Lao động
Hiện nay, để chăm sóc một trang trại trồng dưa có diện tích 100m2 chỉ cần 3-4 người chăm sóc. Tuy nhiên, cần ít nhất 1 người có kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng để nhận biết được tình trạng phát triển cũng như sức khỏe của cây.
Hachi khuyến cáo người dân tham gia các lớp đào tạo ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đảm bảo được trang bị kiến thức, kỹ năng trong canh tác trồng trọt.
2.6. Đơn vị thi công nhà màng
Trước khi quyết định trồng dưa lê trong nhà màng, bạn cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín. Điều này giúp hạn chế rủi ro, lãng phí hay hao tổn về vốn.
Hiện nay, Hachi là đơn vị áp dụng kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng thành công nhất trên thị trường. Công ty đã thi công hơn 250 dự án trong và ngoài nước và đạt được những giải thưởng nhất định như Nhân tài đất Việt 2016, Nông nghiệp xuất sắc nhất Startup Wheel 2016, Giải nhất khởi nghiệp Lotte,…
3. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng
Cách trồng dưa lê trong nhà màng không quá phức tạp, bạn cần thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1. Chuẩn bị nhà màng
Bạn tiến hành lựa chọn đơn vị thi công nhà màng phù hợp, thiết kế kết cấu, diện tích và vệ sinh nhà màng sạch sẽ trước khi tiến hành trồng trọt. Ngoài ra, hãy đảm bảo luống trồng cao khoảng 30cm, rộng 30cm và dài từ 20 – 30cm.
- Bước 2. Xử lý giá thể
Giá thể trồng dưa lê thường bao gồm mụn dừa đã được xử lý, tro trấu, phân hữu cơ có độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Trước khi sử dụng giá thể, hãy làm sạch bằng vôi bột hoặc các chế phẩm sinh học.
- Bước 3. Gieo hạt và ươm cây
Quá trình gieo hạt và ươm cây cần tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng bắt đầu từ việc chọn giống, ngâm hạt, gieo hạt và chăm sóc cây con. Hiện nay, bạn có thể chọn giống dưa lê từ Nhật hoặc Đài Loan có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao từ 2 – 3,2 tấn/1000m2. Sau đó, ngâm hạt trong nước ẩm khoảng từ 2 – 3 tiếng trước khi gieo.
Khi tiến hành gieo hạt vào bầu hoặc khay ươm hãy phủ thêm 1 lớp đất mỏng và tưới nước giữ ẩm. Cuối cùng, cung cấp đủ nước, ánh sáng, độ ẩm cho cây và chuyển cây lên giàn khi có 2 – 3 lá.
- Bước 4. Trồng cây
Khi áp dụng kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng cần lưu ý về mật độ cây trồng. Vào mùa nắng, bạn có thể trồng từ 2500 – 2800 cây/1000 m2. Tuy nhiên, mùa mưa yêu cầu khoảng cách giữa 2 cây rộng hơn, mật độ giao động từ 2000 – 2200 cây/1000 m2.
- Bước 5. Chăm sóc
Lượng dinh dưỡng và nước tưới cho dưa lê phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Từ khi trồng đến khi cây được 14 ngày tuổi cần 180 ppm (N) + 44 ppm (P) + 150 ppm (K), lượng dung dịch cần tưới từ 0,5 – 0,8 lít/cây/ngày.
Cây từ 15 ngày tuổi đến khi ra hoa cần 230 ppm (N) + 50 ppm (P) + 300 ppm (K), tưới 1 – 1,8 lít dung dịch/cây/ngày. Khi cây đậu trái và được thu hoạch yêu cầu lượng dinh dưỡng 00 ppm (N) + 55 ppm (P) + 330 ppm (K), dung dịch tưới từ 2 – 2,5 lít/cây/ngày.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung các yếu tố vi lượng bao gồm B (0,3 – 0,5 ppm), Mn (0,3 ppm), Fe (2 – 3 ppm), Mo (0,05 ppm), Cu (0,1 – 0,5 ppm), Zn (0,3 ppm),…
- Bước 6. Thu hoạch
Dưa lê thường được thu hoạch sau khoảng 70 – 80 ngày. Khi quả chín có màu sắc và hương thơm đặc trưng.
4. Lưu ý phòng trừ sâu bệnh
Khi áp dụng kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng cần chú ý các loại sâu hại như bọ phấn trắng, bọ trĩ. Để phòng ngừa, bạn nên lựa chọn các biện pháp an toàn cho cây trồng như sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu sinh học, bẫy pheromone, theo dõi và phát hiện sớm các loại sâu bệnh. Khi mật độ sâu bệnh cao có thể sử dụng thuốc như Abamectin, Confidor, Radiant, Ascend…
Ngoài ra, dưa lê trồng trong nhà màng cũng gặp phải một số loại bệnh như héo rũ cây con, phấn trắng, sương mai…Để điều trị, bạn nên sử dụng các loại thuốc sinh học như Bacillus subtilis, Ridomil, Carbendazim, Anvil… đồng thời đảm bảo thời gian cách ly phù hợp.
5. Hachi Nông Nghiệp Thông Minh – Đơn vị tư vấn thi công nhà màng các loại hàng đầu tại Việt Nam
Hachi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ nhà màng công nghệ cao hàng đầu Việt Nam. Công ty đã thực hiện thành công nhiều dự án như trồng dưa lê, dưa leo, dưa lưới, trồng nho, nấm trong nhà màng đem lại hiệu quả cao.
Đến với Hachi, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với:
- Độ tự động hóa lên tới 90% quá trình trồng và vận hành
- Hỗ trợ kết nối lâu dài cùng khách hàng
- Quá trình xây dựng và chuyển giao cho khách hàng theo đúng tiêu chuẩn VietGAP
- Các chính sách rõ ràng, minh bạch và công khai
- Giá thành cạnh tranh, ưu đãi
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 0901236086 – 0982476086 ngay hôm nay!
Như vậy, Hachi đã chia sẻ chi tiết kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng trong bài viết này. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích!