5/5 - (4 bình chọn)

Nắm được cách trồng rau thủy canh là việc quan trọng để bạn có một vụ trồng thành công tại nhà. Vậy trước khi trồng cần chuẩn bị nguyên liệu gì? Và cách trồng rau thủy canh tại gồm các bước nào? Hãy cũng Hachi giải đáp các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây

Những vật liệu cần chuẩn bị khi trồng thủy canh tại nhà

Giàn trồng

giàn trồng rau thủy canh
Cần lựa chọn giàn trồng thủy canh phù hợp với vị trí trồng

Mọi mô hình thủy canh đều cần có hệ thống trồng. Khi trồng thủy canh tại nhà bạn có thể lựa chọn các loại giàn trồng thủy canh đơn giản như giàn chữ A, giàn tầng ngang, mô hình thủy canh tĩnh,…Mỗi mô hình có một ưu nhược điểm riêng. Bạn cần căn cứ vào diện tích khu vực đặt giàn, loại cây trồng để chọn loại giàn thích hợp.

Các mô hình thủy canh tĩnh khá đơn giản nên bạn có thể tự thiết kế mô hình này tại nhà. Trong khi đó, các giàn thủy canh hồi lưu thường có độ phức tạp cao hơn. Vì vậy, bạn hãy nghiên cứu kỹ khi lắp đặt giàn hồi lưu. Hoặc có thể thuê đơn vị chuyên về thủy canh đến lắp đặt. 

Hạt giống trồng

Các mô hình thủy canh hồi lưu thủy canh tĩnh thường phù hợp với các loại rau ăn lá. Việc chọn hạt giống rau ăn nên được cân nhắc theo các yếu tố:

  • Thời vụ: Chọn loại rau trồng theo đúng thời vụ trồng.
  • Tỉ lệ nảy mầm: Các loại hạt F1 thường có tỉ lệ nảy mầm cao. Đồng thời các loại giống các đơn vị cung cấp hạt giống uy tín cũng thường có chất lượng và tỉ lệ nảy mầm cao hơn. 
  • Loại cây trồng: không phải mọi loại cây đều phù hợp với thủy canh. Trong khi các loại rau cải, rau muống, xà lách phát triển rất tốt trên hệ thống thủy canh thì rau đay, mùng tơi lại phù hợp với hệ thống trồng đất hơn. 

Dinh dưỡng thủy canh

Dinh dưỡng thủy canh
Dinh dưỡng thủy canh Hachi là loại dinh dưỡng được ứng dụng thành công tại nhiều trang trại

Dinh dưỡng thủy canh là yếu tố quan trọng trong trồng rau thủy canh. Có thể nói chọn đúng loại dinh dưỡng là bạn đã nắm được 50% cách trồng rau thủy canh chuẩn. Những loại dinh dưỡng đã được ứng dụng thành công tại nhiều trang trại như dinh dưỡng thủy canh Hachi là sự lựa chọn mà bạn nên cân nhắc.

Giá thể trồng

Có nhiều loại giá thể trồng thủy canh trong đó xơ dừa và mút xốp là hai loại giá thể được dùng phổ biến nhất. Mút xốp không để lại cặn nên có tính vệ sinh cao hơn. Trong khi đó, xơ dừa lại được đánh giá cao về khả năng giữ nước và độ thông thoáng khí. 

Với quy mô hộ gia đình, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 laoij giá thể này đều được. Tuy nhiên, hãy lưu ý chọn loại xơ dừa và mút xốp đã được xử lý, khử trùng. Điều này, giúp hạn chế được vấn đề về nấm bệnh trong quá trình trồng. 

Thiết bị đo

Có 2 thiết bị đo cần chuẩn bị là bút đo nồng độ dung dịch và đo pH. Hai thiết bị này giúp bạn kiểm soát tốt hơn các chỉ số dinh dưỡng. Từ đó giúp cây trồng đảm bảo chất lượng, không bị dư hay thiếu chất. Bạn có thể thay thế bút đo nồng độ dung dịch bằng bút đo EC. Hoặc có thể thay thế bút đo pH bằng giấy quỳ tím. 

Chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học là nguyên liệu mà ít người trồng chuẩn bị trước khi bắt tay vào làm 1 giàn thủy canh. Tuy nhiên việc chuẩn bị trước chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại sẽ giúp bạn kịp thời xử lý trong trường hợp giàn trồng xuất hiện sâu bệnh.

Các chế phẩm sinh học thường được sử dụng là tỏi ớt, chế phẩm từ thuốc lào,…

Cách trồng rau thủy canh tại nhà

Gieo hạt

gieo hạt thủy canh
Cây con được ươm trên khay ươm riêng

Bước đầu tiên trong cách trồng rau thủy canh tại nhà là gieo hạt. Tốt nhất bạn nên thực hiện bước này ở khay ươm riêng. Bạn cho giá thể vào từng khay ươm sau đó tiến hành gieo hạt vào từng khay. Cây con từ khi gieo hạt đến khi nảy mầm thường vào khoảng 3 – 15 ngày tùy từng loại hạt. 

Trước khi cây nảy mầm bạn có thể dùng nước trắng để tưới cho cây. Sau khi cây nảy mầm đến khi cho cây lên giàn bạn dùng dinh dưỡng thủy canh nồng độ thấp để tưới cho cây. Giai đoạn này có thể để nồng độ từ 400 – 600 ppm tùy loại cây và tùy loại dinh dưỡng. 

Đưa cây lên giàn

Lá thật là lá có thể nhìn rõ hình dáng đặc trưng của cây. Sau khi cây con có lá thật, bạn sẽ đưa cây lên giàn. Lưu ý, bạn nên đưa cây lên giàn khi rễ của cây đã phát triển tốt. Tránh làm tổn thương rễ cây trong quá trình đưa cây lên giàn.

Chăm sóc cây trên giàn

Chu kỳ phát triển của rau thủy canh tùy loại sẽ rơi vào khoảng 25 – 90 ngày tùy loại. Ở giai đoạn này bạn nên để nồng độ dinh dưỡng ở mức 600 – 1200ppm (tùy theo loại cây và thời vụ). Cũng cần chú ý một số biểu hiện của cây để phát hiện và xử lý trong trường hợp cây bị nấm bệnh.

Thu hoạch

thu hoạch rau muống thủy canh
Mỗi loại rau có một cách thu hoạch riêng

Mỗi loại cây trồng có thời gian thu hoạch và cách thu hoạch khác nhau. Ví dụ rau muống thời gian thu hoạch trung bình là 25 – 35 ngày. Khi thu hoạch rau muống bạn chỉ cần cắt ngọn cây, để lại phần gốc để cây tiếp tục phát triển. Làm như vậy 3 – 7 lần trước khi bỏ cây. Với rau cải, xà lách bạn thu hoạch toàn bộ cây để trồng vụ mới. 

Vệ sinh sau trồng

Để tránh vụ trồng tiếp theo phát sinh sâu bệnh hại, bạn cần vệ sinh sau khi trồng. Việc vệ sinh sau khi trồng có thể được thực hiện bằng 2 cách:

  • Lau máng, loại bỏ rong rêu trên máng
  • Chạy khử trùng hệ thống 1 ngày trước (chạy bằng chất khử trùng nhẹ sau đó chạy nước trắng lại.
  • Để khô hoàn toàn hệ thống trong 1 – 2 ngày

Với những thông tin mà Hachi cung cấp trên đây, chúc bạn có có một vụ trồng đạt năng suất và chất lượng tốt.

Để nhận thêm thông tin chi tiết về:

Kỹ thuật trồng rau thủy canh, dinh dưỡng thủy canh cho các loại cây trồng,… và các thông tin liên quan vui lòng liên hệ với Hachi:

Hotline:

Tư vấn trang trại, dự án: 090 123 6086 – 096 240 6086 

Đặt mua dinh dưỡng, vật tư: 033 777 6086 

Email: Info@hachi.com.vn

Fanpage: Hachi – Nông nghiệp thông minh

Xem thêm:

Tất tần tật về trồng rau thủy canh 2023

15 loại rau trồng phù hợp với phương pháp thủy canh

5 nguyên liệu trồng rau thủy canh phải có