Trồng rau thủy canh tại nhà cần lưu ý điều gì? Trồng rau thủy canh tuy đã được biết đến từ lâu trên thị trường nhưng lại còn khá mới mẻ đối với những hộ gia đình nhà chung cư.
Tuy có rất nhiều ưu điểm như tận dụng được mọi không gian trong nhà và trồng đơn giản hơn so với trồng Đất nhưng người trồng ( đặc biệt là những hộ gia đình chung cư) chưa có kinh nghiệm trồng trọt nhiều vẫn cần phải chú ý một số điều sau để có một vườn trồng rau thủy canh tại nhà hoàn hảo nhé.
-
Dung dịch trồng rau thủy canh
Dung dịch thủy canh không những phải được pha đúng tỷ lệ mà còn phải được đưng trong một thùng đủ kín để khi thay dung dịch không bị vương dung dịch ra ngoài sẽ rất nhớp nháp và bẩn.
Đặc biệt là đối với những gia đình đặt hệ thống trồng rau thủy canh trong nhà thì nên đặc biệt lưu ý vấn đề này. Nếu bị vương ra nhà sẽ rất trơn trượt, gây nguy hiểm đối với trẻ em và người cao tuổi trong nhà.
Thùng đựng dung dịch thủy canh cũng phải được đậy kín tránh bị bốc hơi dung dịch nhanh (khi bốc hơi thì chỉ có nước bốc hơi nhưng dung dịch vẫn ở trong thùng nên bạn yên tâm nhé, chủ yếu là đậy kín để tránh nước khỏi bay hơi).
2. Không gian trồng
Thứ hai, trồng rau thủy canh cũng cần phải có không gian thoáng khí một chút. Nếu như không có diện tích trồng ngoài bạn công mà bắt buộc phải để trọng nhà thì bạn nên đặt ở một chỗ nào đó thông thoáng hoặc thêm một chiết quạt thông gió, vừa giúp cho sự hô hấp của cây, vừa thêm sự thoải mái cho gia đình bạn.
3. Độ ẩm và nhiệt độ
Tiếp theo là độ ẩm và nhiệt độ cũng là 2 yếu tố không thể không lưu ý khi trồng rau thủy canh. Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất khi trồng rau thủy canh trong nhà là khoảng 24-27 độ và khoảng độ ẩm lầ 65%, cây rau sẽ sinh trường và phát triển rất tốt trong khoảng nhiệt độ này.
Nếu trong quá trình trồng rau, bạn thấy nhiệt độ xung quanh giàn rau thủy canh khá nóng hoặc khá lạnh, bạn phải điểu chỉnh nhiệt độ ngay nếu không cây sẽ rất nhanh bị bệnh và bị chết.
Đặc biệt đối với bộ giàn thủy canh để ngoài trời, bạn nên chú ý đến nhiệt độ của ánh sáng Mặt Trời. Nếu quá nóng phải chuyển ngay vào chỗ râm mát vừa tránh nóng cho cây và vừa để dụng dịch khó bị bay hơi.
4. Vệ sinh hệ thống trồng rau thủy canh tại nhà
Và cuối cùng là chú ý vệ sinh thiết bị bộ giàn sau khi thu hoạch xong một vụ rau. Giá thể thì nên dùng một lần còn nếu bạn muốn tiết kiệm giá thể cho mùa vụ sau bạn nên vệ sinh sạch sẽ giá thể ( sơ dừa, mút xốp,..) bằng nước sạch.
Các thiết bị như ống dẫn dung dịch và bình đựng dung dịch cũng cần được rửa sạch để tránh tình trạng rêu mốc, và trở thành nơi trú ngụ cho các loài muỗi cũng như những loài côn trùng nguy hiểm. Nếu các thiết bị không được vệ sinh sạch sẽ thì đến mùa vụ sau rất có thể cây sẽ dễ bị bệnh hơn.
Với những lưu ý trên, chúng tôi hi vọng bạn sẽ có những chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt đầu trồng một vụ rau thủy canh, giúp bạn có thêm một chút kiến thức để bạn có vườn rau thủy canh hoàn hảo.
Mọi thông tin chi tiết về:
Kỹ thuật trồng rau thủy canh, Bản dự toán chi phí, lợi nhuận đầu tư trang trại thủy canh và các thông tin liên quan vui lòng liên hệ với Hachi:
Hotline: 090 123 6086 – 096 240 6086
Email: Info@hachi.com.vn
Fanpage: Hachi – Nông nghiệp thông minh
XEM THÊM:
15 loại rau trồng phù hợp với thủy canh