Trồng hoa thủy canh không chỉ là thú vui tao nhã của một số gia đình mà còn là cách để trang trí nhà cửa, cải thiện không gian sống và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết này, Hachi sẽ chia sẻ 10 kinh nghiệm trồng hoa thủy canh đúng kỹ thuật đem đến hiệu quả cao nhất. Mời bạn tham khảo!
1. Trồng hoa bằng phương pháp thủy canh có ưu điểm gì?
Phương pháp trồng hoa thủy canh mang đến rất nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của cách trồng này:
- Linh hoạt: Bạn có thể tận dụng các bình thủy tinh, chậu nhỏ để trồng trong nhà, bàn làm việc hoặc ban công, sân thượng đều phù hợp.
- Cây phát triển khỏe mạnh: Hoa trồng bằng phương pháp thủy canh được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước sạch giúp cây phát triển nhanh chóng, ra hoa to đều, màu bắt mắt và tuổi thọ hoa cao hơn.
- Dễ chăm sóc: Bạn chỉ cần thay dung dịch dinh dưỡng định kỳ, không cần tưới nước thường xuyên và ít khi gặp sâu bệnh nên không tốn quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc.
- Kiểm soát môi trường sống: Khi trồng hoa bằng phương pháp thủy canh, bạn có thể kiểm soát nồng độ pH, phân phối chất dinh dưỡng phù hợp với từng loại hoa.
- Ít sâu bệnh: Phương pháp này giúp hạn chế cỏ dại, côn trùng và sâu bệnh một cách hiệu quả.
2. Cần lưu ý khi trồng 10 hoa thủy canh
Cách trồng hoa thủy canh khá đơn giản và áp dụng được cho nhiều loại hoa khác nhau. Tuy nhiên, để sở hữu chậu hoa ưng ý nhất, bạn cần nắm chắc một số lưu ý sau đây!
2.1. Kinh nghiệm trồng hoa lan thủy canh
Lan thủy canh là loại rất nhạy cảm với ánh sáng, độ ẩm và nước tưới. Do đó, khi chăm sóc bạn cần đảm bảo:
- Ánh sáng: Ưu tiên ánh sáng gián tiếp, tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể sử dụng màn che để mức ánh sáng sinh trưởng cho hoa lan ở khoảng 65 – 70%.
- Nước: Lan cần độ ẩm cao do đó, bạn nên tưới nước và duy trì 1-2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều muộn.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng đây là loại hoa thủy canh có bộ rễ khá nhạy cảm. Khi thực hiện thay nước và dung dịch dinh dưỡng, bạn cần nhẹ nhàng hơn so với các loại hoa khác.
2.2. Kinh nghiệm trồng hoa Dạ yến thảo thủy canh
Dạ thảo yến là loài có bộ rễ trắng muốt, khi trồng trong bình thủy tinh cho hiệu ứng trang trí cực đẹp. Tuy nhiên, để trồng loại hoa này theo phương pháp thủy canh, bạn cần đảm bảo:
- Ươm hạt trong thùng xốp trước khi đem vào hệ thống thủy canh để bộ rễ phát triển mạnh, không bị sâu bệnh.
- Dạ yến thảo phát triển tốt nhất trong nhiệt độ từ 13 – 18 độ C. Nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng. Do đó, bạn nên tránh trồng vào mùa Đông lạnh ở miền Bắc.
- Bổ sung nước thường xuyên tuy nhiên, cần lưu ý tưới quá nhiều có thể khiến cây bị ngập úng và thối rễ.
2.3. Kinh nghiệm trồng hoa thủy tiên thủy canh
Thủy tiên là loại hoa thủy canh khá dễ chăm sóc. Cây phát triển tốt nhất khi gieo hạt từ tháng 9-11 và nở rộ vào tháng 12. Khi trồng, bạn nên lựa chọn loại củ mập để cây ra rễ chắc khỏe và nhiều hoa.
Ngoài ra, củ thủy tiên khi ngâm nước trong những ngày đầu sẽ có nhiều nhớt. Bạn cần thay và cọ rửa sau khoảng 8 tiếng ngâm để đảm bảo bộ rễ không bị thối nát.
2.4. Kinh nghiệm trồng lưỡi hổ thủy canh
Một vài kinh nghiệm bạn có thể áp dụng khi trồng lưỡi hổ thủy canh bao gồm:
- Chọn cây con có lá xanh mướt, không bị sâu bệnh và có kích thước phù hợp với không gian trồng.
- Nhiệt độ thích hợp cho cây là từ 18-25 độ C, lưu ý không để nhiệt độ dưới 13 độ C.
- Lưỡi hổ ưa bóng râm nên đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không để mực nước quá ½ chiều cao bộ rễ bởi nó có thể làm hỏng cây trồng.
2.5. Kinh nghiệm trồng hoa lan ý nước thủy canh
Để lan ý phát triển tốt nhất trong môi trường thủy canh, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng chậu có kích thước phù hợp để rễ cây có đủ không gian phát triển.
- Lan ý là hoa thủy canh ưa bóng râm, tuy nhiên, bạn cần phơi hoa với nắng nhẹ khoảng 1 lần /tuần 6-10h sáng để loại bỏ nấm mốc và sâu bệnh hại cây.
- Nếu trồng trong nhà, bạn có thể tận dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng cho cây.
- Trong quá trình chăm sóc có thể tỉa bớt lá già để cây tập trung dinh dưỡng nuôi lá tốt.
2.6. Kinh nghiệm trồng hoa vạn lộc thủy canh
Trồng vạn lộc thủy canh là một cách đơn giản và hiệu quả để sở hữu một chậu cây xanh tươi trong nhà. Nếu trồng vào mùa hè, bạn cần thay nước định kỳ 1 lần/tuần. Nước dùng là nước sạch hoàn toàn, đảm bảo cây không bị nhiễm bệnh.
Đồng thời, bạn cần bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng và đem cây ra phơi nắng 1 lần/ngày vào lúc sáng sớm. Điều này sẽ giúp cây có màu đẹp hơn.
2.7. Lưu ý khi trồng hoa thu hải đường thủy canh
Khi trồng hoa thu hải đường thủy canh, bạn nên ưu tiên ánh sáng gián tiếp, tránh ánh nắng trực tiếp. Đồng thời, hãy duy trì nhiệt độ chăm sóc cây ở khoảng 20-25 độ C để đảm bảo rễ và lá phát triển tốt nhất.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên phun sương cho cây để giữ ẩm đồng thời tỉa lá già, hoa héo và cành gãy để cây tập trung nuôi hoa. Tuy nhiên, với loại hoa thủy canh này, Hachi khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp trồng đất truyền thống bởi chúng có bộ rễ phát triển mạnh trong đất và cần hấp thụ một lượng dinh dưỡng lớn.
2.8. Lưu ý khi trồng hoa cẩm chướng thủy canh
Với cách trồng hoa cẩm chướng thủy canh, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:
- Giữ nhiệt độ trồng hoa thích hợp trong khoảng 18-25 độ C.
- Sử dụng nước sạch để pha chế dung dịch dinh dưỡng để hạn chế nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
- Kết hợp tưới phun sương lên lá vào sáng sớm trong những ngày nắng nóng để làm mát cây.
2.9. Lưu ý khi trồng hoa tiên ông thủy canh
So với các loại cây khác, hoa tiên ông khá kén chọn điều kiện sinh trưởng. Do đó việc trồng hoa thủy canh đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ hơn:
- Ánh sáng: Tiên ông cần ánh sáng vừa phải, không nên để nơi quá tối hoặc quá nắng.
- Nhiệt độ: Hoa không ưa nắng nóng và nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây trồng phát triển là từ 15-20 độ C.
- Tỉa lá: Trong quá trình chăm sóc, bạn thường xuyên cắt tỉa cành lá già, sâu bệnh để không làm lây lan sang các lá khỏe mạnh.
2.10. Lưu ý khi trồng hoa thược dược thủy canh
Thược dược là loại hoa thủy canh ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trong khoảng 15-30 độ C. Cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, do đó bạn cần giữ mức dinh dưỡng thủy canh ở mức nhất định để cây làm quen.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế đặt cây ở những nơi có ánh sáng mạnh. Đặc biệt khi cây còn non bởi điều này có thể khiến lá bị cháy, ra hoa muộn.
3. Hướng dẫn trồng hoa bằng phương pháp thủy canh chi tiết
Trồng hoa thủy canh là phương pháp sử dụng dung dịch dinh dưỡng thay đất để nuôi sống cây trồng. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn có thể thao tác tại nhà với hướng dẫn chi tiết dưới đây:
3.1. Cần chuẩn bị
Một số vật liệu cần chuẩn bị khi trồng hoa thủy canh bao gồm:
- Bình thủy tinh
- Giá thể xơ dừa
- Dinh dưỡng thủy canh
- Nước sạch
- Rọ nhựa thủy canh
- Hạt giống hoặc cây con
3.2. Các bước tiến hành trồng chi tiết
Khi thực hiện trồng hoa thủy canh, bạn tiến hành theo thứ tự các bước sau đây:
Bước 1. Ươm cây
Nếu bạn mua cây con thì có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, nếu sử dụng hạt giống, bạn cần ươm, nuôi trong giá thể cho đến khi ra rễ thì chuyển sang bình thủy canh sau. Điều này sẽ giúp cây phát triển một cách tốt nhất.
Bước 2. Tỉa rễ hỏng
Khi cây được chuyển ra bình thủy canh, bạn dùng nước sạch để rửa lại bộ rễ và tỉa những rễ bị hỏng, chỉ giữ lại rễ chính khỏe. Làm tương tự nếu bạn sử dụng cây con.
Bước 3. Đặt cây vào bình thủy canh
Tiếp theo, bạn đặt cây vào bình thủy tinh và cấp dung dịch dinh dưỡng cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau 15 ngày, khi rễ và cây cứng hơn thì bạn tiến hành bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng.
3.3. Cách chăm sóc hoa thủy canh
Chăm sóc hoa thủy canh không quá khó, bạn chỉ cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản, cây sẽ luôn tươi tắn và phát triển tốt. Bạn cần lưu ý một số lưu ý sau đây:
- Thường xuyên thay nước cho cây, khoảng 7-10 ngày một lần để đảm bảo nước luôn sạch và cung cấp đủ oxy cho rễ cây.
- Chỉ sử dụng nước sạch, để nguội. Tránh sử dụng nước máy ngay lập tức vì trong nước máy có chứa nhiều clo có thể gây hại cho cây.
- Thường xuyên vệ sinh bình thủy tinh để tránh rong rêu sinh sôi.
- Cắt bỏ những lá vàng, lá héo để cây phát triển tốt hơn.
- Quan sát cây để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như rễ thối, lá úa vàng.
4. Lời kết
Như vậy, Hachi đã chia sẻ 10 kinh nghiệm trồng hoa thủy canh cho hiệu quả tốt nhất bạn có thể áp dụng. Chúc bạn thực hiện thành công và sở hữu những bông hoa tươi thắm ngay tại nhà!