Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian trở lại đây. Công nghiệp 4.0 là nền công nghiệp dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, vạn vật đều được kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS) diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng công nghiệp này. Kể đến ngành nông nghiệp, nông nghiệp vận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là nông nghiệp thông minh. Vì vậy, chúng ta cần đón nhận xu hướng mới này trong nông nghiệp, đặc biệt nông dân hay những người làm nông nghiệp cần có cái nhìn để nắm bắt, tiếp cận các công nghệ cao này trong nông nghiệp.
Tính tất yếu cần tiếp cận nền nông nghiệp 4.0
Nông nghiệp thông minh 4.0 đang dần ảnh hưởng đến nền nông nghiệp trên toàn thế giới bằng việc đưa những tri thức về công nghệ nhân tạo đến với người nông dân. Cuộc cách mạng này sẽ làm gia tăng kim ngạch nông sản, gia tăng năng suất vượt trội, đảm bảo chất lượng trong mọi điều kiện môi trường thay đổi, ngoài ra làm giảm bớt lao động thủ công, các công việc chân tay và thay vào đó là các công nghệ tự động hóa, mọi vạn vật đều được kết nối qua Internet.
Các công nghệ này giúp người dân không cần có mặt hay làm viêc ngoài đồng ruộng, chỉ cần ngồi ở nhà, nông dân vẫn có thể nắm bắt được thực trạng cây trồng trên cánh đồng, và được hiển thị bởi các dữ liệu trên màn hình để từ đó nông dân ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả cho dữ liệu đó.
Trong bối cảnh nền nông nghiệp, cả thế giới đang theo xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nước ta đang tiến hành cơ cấu lại ngành nông nghiệp, có những chính sách chủ trương mới cho nền nông nghiệp 4.0, nông dân cần phải tiếp cận theo xu hướng này, bởi nông dân là lực lượng cốt lõi của ngành nông nghiệp, chiếm tỷ lệ cao trong nghề làm nông. Họ cần được trang bị những công nghệ cao mới, được hỗ trợ từ nhà nước trong việc đầu tư các công nghệ thông tin vào chính trang trại của họ.
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ rõ định hướng ” xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” để từ đó làm nền tảng cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp.
Nông dân tiếp cận nền nông nghiệp 4.0 như thế nào?
Phát triển nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cạnh kinh tế thị trường hiện nay, Việt Nam cần tiếp cận lấy làn sóng này.
Như đã nói ở trên, nông dân là lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp, và làm thế nào để người nông dân có thể nắm bắt được những giá trị của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại?
Trong thời gian gần đây, tại các bộ khoa học- công nghệ, Bộ phát triển Nông nghiệp tổ chức các buổi hội thảo về nông nghiệp thông minh (nông nghiệp 4.0) để truyền đạt những kiến thức về công nghệ cao, trí tuệ nhận tạo, hệ thống kết nối vạn vật IoT, các công nghệ liên quan đến hoạt động nông nghiệp. Những thuật ngữ này còn quá xa lạ với họ, phải làm thế nào để nông dân Việt Nam tiếp cận với tri thức nông nghiệp 4.0.
Chúng ta cần có các chương trình quốc gia về nông nghiệp 4.0 này về đến các tỉnh lẻ, các xóm làng để từ đó nông dân có động lực cho họ tiếp cận tri thức này.
Nông dân cần có không gian cộng đồng để những người dân có thể tiếp xúc với nhau, chia sẻ những tri thức với nhau. Những ý tưởng sáng tạo, những thắc mắc đều được thảo luận giải quyết để tìm ra kết quả đúng đắn. Tri thức được chia sẻ là một bước đi cần thiết cho một nền nông nghiệp 4.0, là nền tảng cho người dân tiếp cận những sức mạnh vượt trội của công nghệ cao này.
Với sự phát triển công nghệ thông tin, mạng internet hiện nay, việc nông dân sử dụng smartphone khá phổ biến, người dân tìm hiểu trên internet, trên truyền hình giúp phần nào người dân có thể tiếp xúc với các thuật ngữ liên quan đến nông nghiệp thông minh hay nông nghiệp 4.0.
Cùng với Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp 4.0 cũng có xu hướng thay đổi theo. Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về thời tiết, diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi rộng, từng là quốc gia phát triển kinh tế đi lên từ nền nông nghiệp, cần nắm bắt lấy cơ hội này làm đòn bẩy và hướng đi mới trong ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng có những thách thức đối với quốc gia, làm thế nào để đa số nông dân Việt Nam tiếp cận được các tri thức về công nghệ cao, nền kinh tế chia sẻ, có nhìn nhận mới và quyết định đúng đắn.