Rate this post

Hiện nay, mô hình trồng dưa leo trong nhà màng đang chiếm ưu thế so với các mô hình nông nghiệp truyền thống vì nó ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhà vườn có thể chủ động kiểm soát các yếu tố tác động đến khu vườn để đạt năng suất như mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững kỹ thuật trồng dưa leo theo phương pháp này. Bởi vậy, Hachi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ vấn đề này.

Chuẩn bị trước khi trồng

Chuẩn bị nhà màng

Nhà màng trồng dưa leo được thiết kế với các kiểu cơ bản như nhà màng 1 cửa gió cố định, nhà màng 2 cửa gió cố định, kiểu hình ống,… Dù là kiểu nào thì nhà màng cũng cần đảm bảo các điều kiện như:

  • Độ truyền sáng 85-90%
  • Chiều cao đến đỉnh mái tối thiểu 4,5m
  • Mái lợp bằng màng Polymer dày 150 micron
  • Vách xung quanh có lưới chắn côn trùng 

Bên trong nhà màng cần lắp đặt các quạt đối lưu để đảm bảo không khí trồng trong nhà luôn thông thoáng

nhà màng trồng dưa leo
Nhà màng trồng dưa leo tiêu chuẩn

 Chuẩn bị hệ thống trồng

Trong các mô hình trồng dưa leo trong nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt trên nền giá thể là hệ thống thường được sử dụng  Một hệ thống tưới nhỏ giọt tối thiểu cần có: bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dẫn dinh dưỡng, bộ lọc, van từ và đồng hồ hẹn giờ, các bộ dây tưới và đầu tưới nhỏ giọt 

Nên sử dụng loại dây tưới có chiều dài 60 cm, đường kính 4 mm, được cắm trực tiếp vào ống dẫn dinh dưỡng theo hàng với đường kính ống là 16-20 mm. 

 Chuẩn bị bầu giá thể trồng

Giá thể phù hợp và được sử dụng nhiều nhất là hỗn hợp mụn dừa và xơ dừa. Mụn xơ dừa cần được xử lý trong khoảng 5-7 ngày bằng nước vôi và nước sạch trước khi trồng.

Giá thể sau khi được xử lý sẽ được cho vào các túi nilon có kích thước 17×33 cm, mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu đen, được đục các lỗ xung quanh, tạo thành bầu giá thể.

36585021 10216438218612900 4670534964532477952 n
Dưa chuột giai đoạn ra hoa kết trái.

 Chọn giống

Khi áp dụng kỹ thuật trồng dưa leo trong nhà màng thì nên sử dụng các giống dưa leo tự thụ như Khassib, Surya, Tropica,… Tất nhiên bạn cũng có thể sử dụng những giống dưa leo không tự thụ nhưng cần phải tiến hành thụ phấn cho cây.

 Khử trùng môi trường trồng

Trước khi trồng dưa leo 3-5 ngày, tiến hành pha clorin với nước theo tỷ lệ 1kg clorin cho mỗi 50 lít nước và phun toàn bộ nhà màng để khử trùng. Cũng cần diệt sạch cỏ dại trước khi trồng hoặc phủ một lớp vải địa trên mặt sàn để tránh cỏ dại phát triển

Kỹ thuật trồng dưa leo trong nhà màng

Mật độ, khoảng cách trồng cây dưa leo trong nhà màng

Khi trồng dưa leo, bạn cần phải lưu ý tới mật độ và khoảng cách giữa các cây. 

Mật độ trồng dưa leo: 2500 – 3000 cây/1000m2

Khoảng cách: Cây được trồng theo hàng đôi, khoảng cách giữa 2 hàng cây là 50-80 cm; khoảng cách giữa các cây trong cùng 1 hàng là 30-40 cm. Bạn nên để một số đường đi với khoảng cách khoảng 1,4 – 1,8m để tiện cho việc đi lại vận chuyển quả sau khi thu hoạch

Gieo hạt giống

Khay ươm: Sử dụng các khay xốp hoặc khay nhựa với số lỗ ươm khác nhau để ươm hạt

Gieo hạt: Tạo các lỗ sâu từ 0.5-1 cm rồi tiến hành gieo 1 hạt/lỗ, sau đó cho thêm một lớp giá thể bù lên bề mặt. 

Trồng cây vào bầu giá thể

Sau khoảng 1 tuần gieo, hạt đã phát triển thành mầm non. Khi cây con cao chừng 10cm, có 3-4 lá thì có thể chuyển cây sang bầu giá thể đã chuẩn bị để cây bước sang giai đoạn trưởng thành. Lưu ý phủ rơm rạ, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây. 

Nên trồng dưa leo vào những thời điểm mát mẻ trong ngày như buổi sáng hay buổi chiều khi nắng đã tắt. Sau khi trồng cây con thì nên đảm bảo chúng được ở nơi râm mát từ 1-2 ngày để cây con hồi sức.

trang trại tưới nhỏ giọt dưa leo
Hệ thống trồng dưa leo trong nhà màng theo phương pháp tưới nhỏ giọt trên nền giá thể

 Chăm sóc cây

Tưới nước cho dưa leo: Cần sử dụng nguồn nước sạch, pH từ 5.5-6.5, không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.

Khi cây còn nhỏ thì tưới nước khoảng 8 lần/ngày và không tưới vào những thời điểm nắng nóng, pH của nước nên rơi vào khoảng 6.0. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Cần cung cấp nhiều nước cho cây vào 2 giai đoạn là khi trên 50% số cây đã ra quả và giai đoạn sinh trưởng mạnh.

Cố định cây: Sau khi trồng được 7-10 ngày cần cố định dây dưa leo để chúng có điểm tựa phát triển. Cố định một đầu vào gốc cây bằng móc nhựa, đầu còn lại cố định trên khung dây treo của nhà màng. Tiến hành quấn ngọn để cây bám vào dây leo.

Dinh dưỡng trồng dưa leo
Quá trình chăm sóc dưa chuột đòi hỏi sự cẩn thận và kiên trì

Phòng trừ sâu bệnh hại: Sử dụng kỹ thuật trồng dưa leo trong nhà màng cùng với việc xử lý kỹ nhà màng trước khi trồng giúp bạn hạn chế tối đa các loại côn trùng, sâu bệnh ảnh hưởng đến cây. Tuy nhiên cũng không thể tránh một số loại bệnh từ bọ phấn trắng, bọ trĩ, ruồi đục lá, phấn vàng,… Bởi vậy, cần thường xuyên theo dõi tình trạng của cây để kịp thời giải quyết khi có sâu bệnh phát sinh. Trong trường phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì cần tuân thủ quy định của pháp luật và 4 nguyên tắc: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

trang trại dưa chuột
Thu hoạch dưa leo tại trang trại Lâm Đồng do Hachi thi công và chuyển giao công nghệ

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng bù lại, phương pháp trồng dưa leo trong nhà màng mang lại cho người trồng lợi ích về kinh tế rất lớn. Chúc bạn sớm thành công với những thông tin hữu ích về kỹ thuật trồng dưa leo mà chúng ta vừa tìm hiểu. 

Để nhận thêm thông tin chi tiết về:

Mô hình trang trại công nghệ cao trồng rau thuỷ canh, tưới nhỏ giọt, nhà màng trồng lan:

Hotline: 090 123 6086 – 096 240 6086 

Email: Info@hachi.com.vn

Fanpage: Hachi – Nông nghiệp thông minh

Hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:

[formidable]

 

XEM THÊM:

Hướng dẫn xây dựng mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng từ A – Z