Giá thể trồng rau thủy canh có vai trò gần giống như đất trong trồng rau truyền thống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về giá thể trồng rau thủy canh.
1. Giá thể trồng rau thủy canh là gì?
Giá thể trồng rau thủy canh là các vật liệu sử dụng để trồng cây thủy canh giúp cố định cây, giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây. Giá thể trồng rau thủy canh có thể sử dụng từng loại riêng lẻ, hoặc trộn nhiều loại lại với nhau theo tỉ lệ để sử dụng.
2. Giá thể thủy canh có tác dụng gì?
Giá thể thủy canh có tác dụng tương tự đất trồng ở phương pháp canh tác thổ canh:
- Giúp cố định cây trồng, tạo sự vững chắc cho cây
- Tạo độ thoáng khí
- Hút và giữ nước, giữ độ ẩm phù hợp cho cây trồng, tránh khô hạn.
- Cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho rễ cây hấp thụ
3. Tiêu chí để chọn giá thể trồng rau thủy canh tốt nhất
Giá thể trồng rau thủy canh lý tưởng phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí.
- Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH.
- Thấm nước dễ dàng.
- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.
- Nhẹ, rẻ và thông dụng.
4. 10+ loại giá thể trồng rau thủy canh tốt được ưa chuộng nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại giá thể trồng rau thủy canh, nhưng nhìn chung được phân thành 2 nhóm chính:
- Nhóm giá thể nhân tạo như: Đá bọt nhân tạo, sợi đá, hạt sét nhân tạo, đá chân trâu,…
- Nhóm giá thể từ tự nhiên như: Mùn cưa, vỏ trấu, vỏ bào, than bùn, vỏ cây, mụn dừa, xơ dừa, cát, sỏi,…
Mỗi loại giá thể lại có những đặc điểm và ước nhược điểm khác nhau. Dưới đây là một số loại giá thể phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay:
4.1. Xơ dừa
Giá thể xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ. Thành phần: chủ yếu là xenlulo chiếm 80%. Ngoài ra còn có lignin và các hợp chất khác như tanin,… Khi sử dụng cần ngâm nước để hạn chế ảnh hưởng của tanin giúp cây phát triển tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: Giàn trồng rau thủy canh
Ưu điểm: Có khả năng giữ nước và thoáng khí tốt.
Nhược điểm: Xơ dừa dễ hoai mục sau vài lần sử dụng; không có tính thoát nước tốt.
Do vậy, khi sử dụng nên kết hợp giá thể xơ dừa với các loại giá thể khác để tối đa hóa kết quả.
4.2. Trấu hun
Giá thể trấu hun là vỏ của hạt thóc đem chất đống hun đến độ có thể diệt hết mầm bệnh, vỏ trấu đã đen nhưng chưa thành tro. Thành phần của trấu hun bao gồm: Kali, silicat và các muối khoáng vi lượng..,
Ưu điểm: Thoát nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
4.3. Vỏ trấu
Giá thể vỏ trấu lớp vỏ nhám bên ngoài hạt lúa, là phần còn lại sau khi xây xát để thu được hạt thóc. Vỏ trấu gồm có các thành phần: Xenlulo chiếm 26-35%, Hemi – Xenlulo 18-22%, Lignin 25-30% và SiO2 20%.
Ưu điểm:
- Bỏ trấu nhẹ, xốp giúp tạo độ thoáng cho cây trồng
- Giúp ổn định nhiệt độ
- Giá rẻ, dễ kiếm
4.4. Mùn cưa
Giá thể mùn cưa là phế phẩm trong sản xuất chế biến gỗ. Thành phần chủ yếu là xenlulo dễ phân huỷ.
Ưu điểm: Giá rẻ, dễ kiếm
Nhược điểm: Độ thông thoáng khí thấp.
Khi dùng ta nên trộn với cát để phân phối độ ẩm tốt hơn, tăng độ thoáng khí. Tránh dùng mùn cưa từ các loại gỗ đã ngâm, gỗ tẩm thuốc bảo quản,…
4.5. Viên đất nung
Giá thể đất nung được sản xuất từ đất đá tự nhiên được nung đến 1200 độ C.
Ưu điểm:
- Đặc tính hút ẩm đạt khoảng 30% vừa đủ để ngậm các chất hữu cơ, vi sinh cần thiết nhưng lại không quá ẩm
- Xung quanh các viên đất nung luôn có những khe hở khá lớn giúp tránh ngập úng, thối rễ cây
- Khả năng lưu thông không khí tốt
- Khả năng lọc nước tốt (Hiệu quả với mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá Aquaponics)
4.6. Đá trân châu (Perlite)
Perlite là một thủy tinh núi lửa tự nhiên. Perlite có thể mở rộng lên đến 20 lần kích thước ban đầu khi được làm nóng đến điểm nung chảy của chúng. Perlite có trọng lượng nhẹ và có thể được sử dụng riêng hoặc được trộn chung với các loại giá thể khác.
Ưu điểm:
- Khả năng làm xốp đất tốt.
- Dự trữ nước, giữ nhiệt, giữ độ ẩm tốt.
- Thoáng khí, giúp lưu thông không khí tốt.
- Khả năng thoát nước tốt.
Nhược điểm: Bụi đá trân châu dễ gây kích ứng nên khi sử dụng bạn cần mặc đồ kín, đeo thêm khẩu trang, mũ và kính.
4.7. Đá Vermiculite
Giá thể đá Vermiculite làm từ các thành phần silicat nhôm – sắt – magiê tương tự như mica.
Ưu điểm:
- Khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng tốt vì đá vermiculite có thể trương nở tốt.
- Độ pH trung tính (7.0) nên có khả năng giữ độ pH ổn định tốt.
- Không bị phân hủy nên có thể tái sử dụng nhiều lần.
4.8. Cát sỏi
Cát sỏi là loại giá thể trơ điển hình, dễ kiếm, rẻ tiền. Dùng cát có độ lớn của hạt từ 0,1 – 0,2 mm. Sỏi có độ lớn từ 1 – 5 cm.
Ưu điểm: Giá rẻ, dễ kiếm
4.9. Đá bọt núi lửa
Đá bọt núi lửa là một loại đá hình thành từ mắc ma phun trào núi lửa.
Ưu điểm:
- Có độ xốp nhẹ
- Chứa một số thành phẫn dinh dưỡng đa lượng và vi lượng tự nhiên nên giúp hỗ trợ sự phát triển của cây trồng.
- Bề mặt có nhiều lỗ khí sẽ không hấp thụ nước mà giúp giữ nước tốt, đồng thời tạo độ thoáng khí, tránh ngập úng rễ cây trồng.
- Độ pH trung tính nên không ảnh hưởng đến chất lượng dung dịch trồng rau thủy canh.
- Có thể tái sử dụng nhiều lần, tiết kiệm chi phí.
4.10. Mút xốp
Giá thể mút xốp là loại giá thể được làm từ chất liệu nhựa PVC. Một miếng giá thể mút xốp to sẽ được xẻ các rãnh để đặt hạt giống vào, đồng thời cũng được xẻ định hình thành các ô vuông nhỏ hơn để thuận tiện cho việc lấy cây con đi trồng sau này.
Ưu điểm:
- Siêu nhẹ, bền
- Mao dẫn tốt
- Có nhiều lỗ nhỏ li ti giúp cây phát triển và tạo độ thoáng khi tốt
- Giúp ổn định nhiệt độ
- Có độ pH trung tính (7)
- Giá rẻ, có thể tái sử dụng nhiều lần nên giúp tiết kiệm chi phí.
4.11. Rockwool
Rockwool là một loại giá thể trồng rau thủy canh được làm từ đá núi lửa, đá vôi và than cốc, được nấu chảy với nhau ở nhiệt độ cao. Đá nóng chảy sau đó được kéo thành sợi như kẹo bông, được làm nguội và dệt thành các nút, khối hoặc phiến.
Ưu điểm:
- Khả năng giữ nước, giữ không khí tốt
- Tạo độ thoáng khí tốt cho rễ cây trồng
- Khả năng miễn dịch với vi khuẩn
Nhược điểm:
- Độ pH tự nhiên của vật liệu này thường cao, vì thế nó có thể làm thay đổi độ pH của dung dịch dinh dưỡng.
- Không thể phân hủy và không thân thiện với môi trường.
5. Cách làm giá thể trồng rau thủy canh đơn giản hiệu quả nhất
- Ngâm giá thể trồng rau thủy canh với dung dịch NaOH 0,1% sau đó xả sạch lại với nước
- Mang giá thể đi phơi hoặc sấy khô
- Một số giá thể bạn sẽ cần đập nhỏ, cắt nhỏ trước khi sử dụng
- Trộn giá thể theo tỉ lệ phù hợp với nhu cầu sử dụng để sử dụng trong quá trình gieo hạt hoặc trồng cây.
- Sau khi gieo hạt, trồng cây vào giá thể, tưới nước dạng phun sương lên giá thể để cung cấp độ ẩm cho cây.
6. Kinh nghiệm chọn đúng giá thể trồng rau thủy canh phù hợp nhất
- Tùy thuộc vào loại rau/cây trồng: Mỗi loại cây trồng sẽ phù hợp với một hoặc một số loại giá thể khác nhau, thông thường bạn có thể sử dụng hỗn hợp một số loại giá thể để trồng cây, giúp tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của chúng.
- Cân bằng chi phí: Nếu bạn trồng với quy mô nhỏ thì chi phí chênh lệch giữa các loại giá thể sẽ không đáng kể. Tuy nhiên nếu trồng ở các trang trại, quy mô lớn, bạn nên cân nhắc lựa chọn những giá thể phù hợp với cây trồng mà vẫn đảm bảo việc tối ưu về chi phí.
- Thiết kế và loại hệ thống thủy canh: Tùy thuộc và thiết kế và loại hệ thống thủy canh sẽ phù hợp với một số loại giá thể trồng rau thủy canh.
- Nhiệt độ khu vực bạn trồng thủy sinh: Nếu nhiệt độ khu vực trồng thường xuyên thay đổi đột ngột, nhiệt độ quá thấp hay quá cao bạn nên ưu tiên lựa chọn loại giá thể thủy canh giúp cách nhiệt cho rễ cây.
- Yếu tố giữ nước: Nếu hệ thống thủy canh yêu cầu khả năng giữ nước tốt giữa các chu kỳ tưới thì hãy tìm cho mình một giá thể có khả năng giữ nước cao.
7. Lời kết
Trên đây là một số thông tin cơ bản về giá thể trồng rau thủy canh. Nếu bạn cần thêm thông tin về giá thể thủy canh hay các kiến thức về hệ thống thủy canh, hãy gọi liên hệ với Hachi qua hotline:
Xem thêm bài liên quan: