Một trong những ưu điểm của hệ thống thuỷ canh là chi phí sản xuất trung bình trên 1kg rau tiết kiệm trong khi chất lượng rau đồng đều và đảm bảo an toàn. Các chi phí duy trì trang trại thuỷ canh sẽ phụ thuộc vào diện tích, loại rau trồng, thị trường vật tư nhân lực tại khu vực.
Trong bài viết này, Hachi sẽ cung cấp các thông tin về các loại chi phí để duy trì trang trại thuỷ canh sau khi hệ thống đi vào hoạt động.
1. Chi phí hạt giống, dinh dưỡng, giá thể
Hạt giống, dinh dưỡng, giá thể là cơ bản nhất phần không thể thiếu trong hệ thống thuỷ canh. Nhóm chi phí này sẽ chiếm khoảng 20 – 30% tổng chi phí duy trì trang trại. Chi phí cho hạt giống sẽ phụ thuộc vào giống cây trồng. Các giống cải tại Việt Nam có mức giá trung bình khá rẻ chỉ từ 200.000 – 300.000đ cho diện tích 1000m2. Trong khi đó, các loại giống xà lách từ Mỹ, Hà Lan có mức chi phí trung bình từ 3 triệu – 5 triệu đồng cho diện tích 1000m2.
Dinh dưỡng thuỷ canh có lượng dùng khá cố định. Trung bình mỗi tháng 1 trang trại 1000m2 sẽ sử dụng khoảng 20 – 30kg dinh dưỡng thuỷ canh tuỳ theo điều kiện trồng và giống cây trồng.
Chương trình ưu đãi hấp dẫn tháng 6 khi mua dinh dưỡng thuỷ canh.
Giá thể trồng có nhiều loại trên thị trường nhưng loại được sử dụng phổ biến nhất trong các trang trại thuỷ canh tại Việt Nam là xơ dừa và mút xốp. Chi phí cho giá thể trong hệ thống thuỷ canh chiếm từ 3-5% tổng chi phí duy trì hệ thống.
2. Chi phí nhân công chăm sóc
Một trong những ưu điểm lớn của hệ thống thuỷ canh là tiết kiệm nguồn nhân lực chăm sóc. Với một trang trại diện tích từ 500 – 1000m2, thường chỉ cần 1 quản lý chính và có thể thêm một số công nhật vào thời điểm trang trại vệ sinh tổng quan. Nhân sự chăm sóc tại trang trại không yêu cầu bắt buộc là người đã có kinh nghiệm về thuỷ canh.
Để tiết kiệm thời gian thử nghiệm nghiên cứu, chủ trang trại nên tìm một đơn vị có kinh nghiệm và uy tín để chuyển giao công nghệ trồng và hỗ trợ chăm sóc ở những vụ tiếp theo.
3. Chi phí điện nước
Hệ thống thuỷ canh sử dụng các thiết bị điện bao gồm: bơm thuỷ canh, quạt thông gió, phun sương, đèn điện…. Trong khi hệ thống bơm có lượng tiêu thụ khá cố định thì lượng điện tiêu thụ của quạt thông gió và phun sương dao động theo thời tiết.
Nguồn nước thường được xử dụng trong trang trại sẽ có yêu cầu về tính ổn định các chất trong nước và một số chỉ số trong nước. Nguồn nước thường được sử dụng để vận hành trang trại thuỷ canh là nước giếng khoan, nước máy. Việc sử dụng nước giếng khoan sẽ giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình vận hành tuy nhiên giai đoạn đầu nhà đầu tư cần cải tạo nguồn nước với các phương pháp lọc cơ bản. Nguồn nước máy có thể giúp hạn chế công lọc và tạo ra nguồn nước ban đầu nhưng sẽ khiến chi phí nước để vận hành trong trang trại phát sinh thêm.
4. Các chi phí khác
Vận hành một trang trại thuỷ canh cũng gần giống như bạn vận hành một doanh nghiệp. Trong một trang trại thuỷ canh, chủ trang trại cũng có thể phải trích một phần doanh thu cho hoạt động marketing, quản lý. Tuỳ theo thị trường, quy mô và sự chuẩn bị của chủ đầu tư và mức chi phí này sẽ có dự chênh lệch khác nhau. Ngoài các chi phí cơ bản kể trên, trong quá trình vận hành trang trại có thể phát sinh như chi phí vệ sinh trang trại, chi phí bán hàng.
Một số chi phí khác có thể phát sinh khác bao gồm chi phí vệ sinh trang trại, băng dính côn trùng,…
Mọi thông tin cần cung cấp liên quan đến trang trại thuỷ canh vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 096 240 6086 – 090 123 6086.