Nếu bạn tìm một loài cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc và mang ý nghĩa phong thủy tốt thì không thể bỏ qua cây dương xỉ thủy sinh. Qua bài viết dưới đây, Hachi sẽ giới thiệu tới bạn 14 loại dương xỉ đẹp nhất, giúp bạn có đa dạng các lựa chọn trồng trong bể thủy sinh nhà mình.
1. Giới thiệu về cây Dương Xỉ thủy sinh
1.1. Truyền thuyết cây dương xỉ thủy sinh
Cây dương xỉ gắn liền với một truyền thuyết rất thú vị mang tên 9 đồng xu. Trong dân gian tương truyền rằng, nếu như chôn 9 đồng xu dưới gốc cây xương sỉ thì sau một thời gian chúng sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn và hạnh phúc cho gia chủ và gia đình.
Truyền thuyết này bắt nguồn từ quan niệm từ xa xưa, những đồng xu chứa thiên khí của trời đất, sau khi tiếp xúc với tay gia chủ sẽ được truyền thêm nhân khí. Và khi được chôn dưới gốc cây dương xỉ còn được cộng hưởng địa khí. Thiên – Nhân – Địa tụ hợp khiến 9 đồng xu đó trở nên cực kỳ hòa hợp về mặt phong thủy, nhờ vậy chúng giúp thu hút những điều tốt đẹp đến với gia chủ.
1.2. Đặc điểm chung cây dương xỉ thủy sinh
Cây dương xỉ có tên khoa học là Polypodiopsida, chúng cũng được gọi với nhiều cái tên khác như rau dớn, thái quyết, cẩu tích,… Đây là loài cây có thân dài, mềm mại với nhiều lá kép nhỏ màu xanh mọc quanh thân.
Dương xỉ là loài cây dễ trồng, dễ sống và phát triển. Chúng có thể sống ở đa dạng các môi trường dù là khô nắng, râm mát hay ẩm ướt. Bạn thậm chí có thể bắt gặp chúng mọc tự do trong các khu vườn.
Loại cây này cũng có khả năng giảm thiểu bức xạ điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử, thanh lọc không khí nên đây cũng là loài cây thích hợp trồng trong nhà để trang trí và cải thiện không khí…
1.3. Ý nghĩa cây dương xỉ cảnh
Vì vậy, về mặt phong thủy, dương xỉ là một loài cây rất được yêu thích. Chúng được trồng trong nhà để thu thu hút năng lượng tích cực, loại trừ những điều xấu, sự căng thẳng và tiêu cực. Người ta tin rằng, trồng dương xỉ sẽ giúp thu hút tài lộc, may mắn đến với gia chủ và gia đình của họ.
2. Cách trồng cây Dương Xỉ thủy sinh tại nhà đơn giản hiệu quả nhất
2.1. Chuẩn bị giống và nguyên vật liệu
Để trồng cây dương xỉ thủy sinh tại nhà, bạn cần chuẩn bị:
- Giống cây: Có khá nhiều sự lựa chọn về loại giống cây dương sỉ thủy sinh để bạn trồng tại nhà như: Dương xỉ Java, dương xỉ châu Phi,… Hầu hết các giống dương xỉ đều có khả năng thích nghi với đa dạng môi trường sống, kể cả điều kiện ánh sáng tự nhiên kém khi trồng trong nhà.
- Nước sạch
- Giá thể: Sử dụng giá thể dạng rắn như gỗ lũa hay tảng đá.
- Bể thủy sinh
2.2. Kỹ thuật tiến hành trồng cây dương sỉ thủy sinh
Bước 1: Nhân giống để trồng cây dương xỉ thủy sinh
Chúng ta có thể nhân giống cây dương xỉ thủy sinh bằng 2 cách:
- Cách 1: Ngắt ngang thân rễ, sau đó buộc vào đoạn đã ngắt vào giá thể. Bạn cần ngắt đoạn xanh tốt, khỏe khoắn, có 2-3 lá và nhiều rễ.
- Cách 2: Ngắt lá dương xỉ già, sau đó buộc lá này vào giá thể rắn. Sau một thời gian trên lá sẽ xuất hiện cây con và có rễ, từ đó mọc thành cây dương xỉ mới.
Bước 2: Đặt cây vào môi trường thủy sinh
Đặt các cây con đã được buộc vào giá thể rắn dưới dòng chảy nhẹ để cây sinh trưởng và phát triển.
Bước 3: Bổ sung dinh dưỡng thủy canh
Bổ sung dinh dưỡng thủy canh cho dương xỉ để chúng lớn nhanh và xanh tốt hơn.
2.3. Cách chăm sóc
- Dương xỉ thủy canh phát triển tốt ở điều kiện: Nhiệt độ từ 22-24 độ C, môi trường có lượng CO2 cao, dòng chảy tốt, nhẹ nhàng.
- Nên thay nước thường xuyên để nước có chất lượng đảm bảo giúp cây phát triển. Trường hợp trồng dương xỉ thủy sinh trong bể cá, bạn cần vớt cá chết hay lá hỏng thường xuyên để cải thiện môi trường nước, hạn chế bớt sự thất thoát hệ vi sinh.
- Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng thủy canh cho cây.
3. Một số lưu ý khi trồng cây Dương xỉ thủy canh
- Không cắm trực tiếp rễ cây dương xỉ thủy sinh xuống nền vì điều này sẽ khiến cây bị thối rễ và chết.
- Lựa chọn vị trí trồng dương xỉ là nơi ít ánh sáng, vì ánh sáng quá mạnh sẽ khiến dương xỉ dễ bị đen khiến ngoại hình cây xấu, mất thẩm mỹ.
- Có hai cách để bạn nhận giống cây dương xỉ thủy sinh: Từ thân rễ và từ lá già của cây. Thời gian ra rễ và mọc cây mới của chúng khá chậm nên bạn cần kiên nhẫn chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Dương xỉ thủy sinh cũng là loài phát triển chậm, cần thời gian dài nên bạn cần kiên nhẫn chăm sóc cây.
4. 14 loại cây Dương xỉ thủy sinh đẹp được ưa chuộng nhất Việt Nam
4.1. Cây dương xỉ thủy sinh Java
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 25 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Cây dương xỉ thủy sinh Java là giống dương xỉ dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây phù hợp với ánh sáng thấp, không yêu cầu cao về dinh dưỡng và các điều kiện chăm sóc khác. Để cây phát triển nhanh hơn, bạn có thể sử dụng nguồn nước mát cho chúng. Khi trồng dương xỉ java thủy sinh bạn nên sử dụng các giá thể như đá, lưa, gỗ và tuyệt đối tránh trồng trực tiếp gốc cây xuống nền.
4.2. Cây dương xỉ thủy sinh lá hẹp
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 15cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Đúng như tên gọi, dương xỉ lá hẹp có lá mảnh hơn 1/2 so với dương xỉ Java. Dương xỉ lá hẹp có thể sống ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
4.3. Cây dương xỉ thủy sinh lá kim
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 25 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Dương xỉ lá kim có lá rất mảnh, chiều rộng của lá chỉ 1cm. Dương xỉ lá kim thường được trồng làm hậu cảnh bên trong bể cá, vì chúng có thể mọc tán lá rộng và cao, lấp đầy khoảng trống phía sau bể, tạo nên không gian bể cá rất đẹp mắt.
4.4. Cây dương xỉ thủy sinh lá nho
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 15cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Dương xỉ lá nho có lá dẹt, tán lá rộng và xòe. Loại dương xỉ này có thân cây không cao, chỉ khoảng 15 cm nên phù hợp để trồng trong những bể thủy sinh có kích thước trung bình. Lá cây xanh sẽ tạo không gian bể xanh mát, rất đẹp mắt và mang lại cảm giác thư giãn.
4.5. Cây dương xỉ thủy sinh lá ổi
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 25 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Cây dương xỉ thủy sinh lá ổi có nguồn gốc từ châu Á. Lá cây lớn, có gân lá thấy rõ, hình dạng của lá có sự tương đồng với lá cây ổi nên chúng được gọi là dương xỉ lá ổi. Đây cũng là một loài dương xỉ dễ trồng, dễ chăm, có thể sống được trong bể thủy sinh và cả trên cạn với độ ẩm cao.
4.6. Cây dương xỉ thủy sinh sừng hươu
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 25 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Dương thể sừng hươu là một biến thể của dương sỉ Java. Loại dương sỉ này tuy phát triển chậm nhưng sống rất khỏe. Nếu trồng trong bể cá, và có điều kiện sống đảm bảo, nó thậm chí có thể phát triển và lan ra cả bể. Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng thủy canh mỗi tuần để kích thích cây ra rễ và sinh trưởng nhanh, mạnh hơn.
4.7. Cây dương xỉ thủy canh Philip
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 25 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Cây dương xỉ thủy sinh Phillip là một loại biến thể khác của dương sỉ Java. Chúng được tìm thấy lần đầu ở vùng nước lợ trên đảo Panay thuộc Philippines nên được gọi là dương sỉ Phillip. Cây có màu xanh tươi, lá nhỏ hơn so với lá dương sỉ Java với gân lá thấy rõ.
4.8. Dương xỉ thủy canh châu Phi
- Tốc độ phát triển: chậm
- Chiều cao: 40 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Loại cây dương xỉ thủy sinh này có nguồn gốc từ châu Phi, nên chúng được đặt tên là dương xỉ châu Phi. Đây là giống dương xỉ có kích thước khá lớn với chiều cao thân khoảng 40cm. Dương xỉ châu Phi rất dễ trồng, cây thích hợp với ánh sáng thấp, nhiệt độ từ 20-26 độ C.
4.9. Dương xỉ châu Phi mini
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 7 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Đúng như tên gọi, dương xỉ mini châu Phi là loại dương xỉ nhỏ, hình dáng tương tự dương xỉ châu Phi, tuy nhiên kích thước nhỏ hơn với chiều cao chỉ khoảng 7cm. Đây cũng là loại cây dễ trồng, chúng sống rất khỏe với điều kiện ánh sáng thấp và nhiệt độ mát mẻ.
4.10. Dương xỉ thủy canh Trident
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 25 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Dương sỉ Trident có lá dài với đầu lá được chia làm ba trông rất đẹp mắt. Với chiều cao thân cây cao, lá xanh với hình dạng đẹp mắt nên loại cây này phù hợp nhất để trồng ở trung hoặc hậu cảnh của bể thủy sinh. Bạn nên sử dụng thêm gía thể lũa hoặc đá để trồng chúng.
4.11. Dương xỉ thor
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 25 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Dương xỉ thor cũng là một dòng dương xỉ java, có xuất xứ từ Ba Lan. Loại dương sỉ này có lá mảnh hơn dương sỉ Java, đầu lá được chia làm đôi có hình dạng giống đuôi cá. Lá cây màu xanh nhạt, phần đầu lá có thể hơi ngả vàng.
4.12. Dương xỉ mỹ nhân
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 15 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình-thấp
- CO2: Không cần
Dương xỉ mỹ nhân có kích thước không lớn, chiều cao cây chỉ 15 cm nên thích hợp trồng trong những bể thủy canh trung bình hoặc nhỏ. Cây có thể mọc thành bụi, tạo thành điểm nhấn ở khu vực trung cảnh của bể. Lá của dương xỉ mỹ nhân mỏng hơn, nhỏ hơn so với dương sỉ Java
4.13. Dương xỉ bàn tay
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình – thấp
- CO2: Không cần
Dương xỉ bàn tay yêu cầu về điều kiện sống có phần khác biệt so với các loài dương xỉ khác, chúng thường chỉ sống trong nước vào mùa nên nên khi trồng thủy sinh bạn có thể trồng trong các bể bán cạn. Cây có dạng dây leo với những lá nhỏ mọc trên thân, trông khá giống bàn tay người. Lá cây mỏng và có màu xanh đậm. Để cây phát triển tốt bạn nên cung cấp CO2 và tạo dòng chạy tốt.
4.14. Dương xỉ thường Microsorum pteropus
- Tốc độ phát triển: Chậm
- Chiều cao: 15 cm
- Nhu cầu ánh sáng: Trung bình
- CO2: Trung bình
5. Lời kết
Trồng dương xỉ thủy sinh không những giúp tạo không gian xanh trang trí tại nhà mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cách trồng dương xỉ theo phương pháp thủy sinh cũng hết sức đơn giản, dễ dàng, bạn có thể áp dụng ngay những hướng dẫn và lưu ý trên đây của Hachi.
Xem thêm bài liên quan: