Rate this post

Cây nha đam thường được trồng nhiều để trang trí không gian vì hình dáng đẹp mắt và màu xanh mát mẻ. Trong bài viết này, Hachi sẽ giới thiệu tới bạn cách trồng nha đam thủy canh đơn giản hiệu quả nhất.

1. Tổng quan về đặc điểm nguồn gốc cây nha đam

Nha đam thuộc họ thực vật Asphodelaceae. Đây là một loại cây thân thẳng, có rễ chùm. Chiều cao của nha đam từ 15 đến 30 cm tùy từng giai đoạn phát triển. Cây có lá dày và mọng nước, hai bên lá sẽ có gai ngắn.

Cách trồng nha đam thủy canh
Nha đam thuộc họ thực vật Asphodelaceae

Nha đam có thân thẳng và rễ phát triển theo chùm. Khi trồng thuỷ canh, chúng ta sẽ có thể quan sát được bộ rễ màu trắng của cây khá đẹp mắt. Các lá khá ro, rộng mọc nghiêng khoảng 45 độ so với phương thẳng đứng. Cây nha đam có hoa màu vàng hoặc màu đỏ và mọc thành cụm. Cuống hoa dài khoảng 10 cm, hoa dài tối đa 3-4cm.

Trồng nha đam thủy canh
Hoa nha đam

2. Cách chọn và xử lý giống trồng nha đam thuỷ sinh

2.1. Chọn giống nha đam

Trên thế giới có khoảng 300 giống nha đam khác nhau, nhưng giống nha đam được trồng thủy canh phổ biến nhất là Aloe vera vì dễ trồng và đẹp mắt.

2.2. Nhân giống nha đam

Để trồng nha đam thủy canh, bạn sẽ không cần phải mua hạt giống. Chúng ta sẽ nhân giống nha đam bằng một trong hai phương pháp nhân giống vô tính: Sử dụng lá nha đam hoặc sử dụng cây con.

  • Sử dụng lá nha đam: Cắt lấy lá nha đam già từ cây nha đam khỏe mạnh. Sau đó đặt lá nằm ngang sao cho gân lá hướng lên trên trong khay nước, và đến nước ngập đến một nửa lá.
trồng nha đam thủy canh
Cắt lá nha đam để nhân giống
  • Sử dụng cây con: Sau khi trồng khoảng một năm, từ cây nha đam mẹ sẽ mọc ra nhiều cây con. Khi cây con cao đến khoảng 15 cm trở lên, bạn có thể tách chúng khỏi cây mẹ để trồng thủy canh.
Cách trồng nha đam thủy sinh
Từ cây nha đam mẹ sẽ mọc ra nhiều cây con

3. Cách trồng nha đam thủy tại nhà đơn giản đúng kỹ thuật

3.1. Chuẩn bị dụng cụ trồng nha đam thủy canh

  • Bình thủy tinh
  • Nước sạch
  • Dinh dưỡng thủy canh
Cách trồng nha đam thủy sinh
Chuẩn bị dụng cụ trồng nha đam thủy canh

3.2. Tiến hành trồng nha đam thủy canh

Cách trồng nha đam thủy canh thực hiện theo hai bước đơn giản sau:

Bước 1: Tách cây nha đam con khỏi đất, rửa phần rễ với nước để làm sạch hoàn toàn phần đất bám ở rễ

Bước 2: Chuẩn bị bình thủy tinh và cho nước sạch vào bình, sau đó đặt cây nha đam con đã được rửa sạch vào lọ.

Cách trồng nha đam thủy sinh
Trồng nha đam vào bình thủy tinh

3.3. Hướng dẫn chăm sóc cây nha đam thủy sinh tại nhà

Sau khi thực hiện trồng theo trồng nha đam thủy canh đơn giản trên đây, bạn sẽ chăm sóc nha đam theo hướng dẫn sau:

  • Tưới nước: Cây nha đam dễ bị héo và chết nếu sống trong môi trường quá ẩm ướt. Khi trồng nha đam thủy canh bạn nên thay nước định kì 1 lần/tuần và khi đặt cây vào nước trồng cần đảm bảo nước chỉ ngập ở phần rễ, không để nước ngập lên thân cây.
  • Ánh sáng: Cây nha đam có thể sống ở cả môi trường nhiều ánh sáng và thiếu ánh sáng. Nếu trồng cây trong nhà hay những vị trí thiếu ánh nắng, bạn nên cho cây ra ngoài tắm nắng 1 lần/tuần để cây quang hợp.
Cách trồng nha đam thủy sinh
Đưa nha đam ra tắm nắng 1 lần/tuần
  • Nhiệt độ: Nha đam là loài cây không ưa lạnh. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là từ 15 đến 35 độ C. Nếu nhiệt độ thấp dưới 5 độ C sẽ khiến cây ngừng phát triển.
  • Dung dịch thủy canh: Khi trồng nha đam thủy canh, bạn nên bổ sung cho cây dinh dưỡng thủy canh để cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Bạn sử dụng dung dịch dinh dưỡng thủy canh nhỏ trực tiếp vào nước trồng cây vào mỗi lần thay nước cho cây, mỗi lần chỉ cần nhỏ một giọt.

3.4. Phòng các bệnh thường gặp khi trồng nha đam thủy canh

Nha đam có lớp biểu bì rất cứng nên côn trùng sẽ khó tấn công cây. Tuy nhiên, nha đam thủy canh có thể gặp một số bệnh như:

  • Bệnh vàng lá: Lá cây chuyển thành màu vàng, bị úng thối và dễ lây lan sang các lá khác. Để khắc phục, bạn cắt bỏ các lá bị vàng để tránh lây lan, và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
  • Bệnh đốm đen: Trên bề mặt lá nha đam xuất hiện những đốm đen, do cây bị thiếu dinh dưỡng. Để khắc phục, bạn sẽ thay nước cho cây và bổ sung dinh dưỡng thủy canh.
  • Bệnh thối rễ: Ban đầu, lá cây bị héo úa và teo lại, sau đó cả lá và rễ sẽ bị thối rữa. Để khắc phục, bạn lấy cây ra khỏi nước trồng, cắt bỏ phần lá và rễ bị héo úa sau đó rửa toàn bộ cây thật sạch.

4. Một số lưu ý khi trồng nha đam thủy canh tại nhà

Khi trồng nha đam thủy canh tại nhà, bạn cần lưu ý:

  • Không để nước trồng ngập lên thân cây, chỉ để ngập bộ rễ của cây
Cách trồng nha đam thủy canh
Không để nước trồng ngập lên thân cây nha đam
  • Thay nước hằng tuần cho cây, khi thay nước nhỏ thêm dinh dưỡng thủy canh vào nước để cung cấp dinh dưỡng cho nha đam phát triển.
  • Bệnh trên cây nha đam khá dễ xử lý, tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện và khắc phục kịp thời, không để lan ra toàn bộ cây khiến cây bị chết.

5. Các lợi ích trồng nha đam thủy sinh

5.1. Trang trí và làm đẹp không gian hơn

Cây nha đam nhỏ xinh, tiết kiệm diện tích nên thích hợp trồng ở nhà hoặc văn phòng. Cây có màu xanh mát mang lại sự tươi mát, tràn đầy sức sống cho không gian. Loại cây này đặc biệt được các bạn trẻ yêu thích trồng để trang trí không gian.

5.2. Giúp thanh lọc trong lành bầu không khí

Khi trồng nhà đam bên trong nhà/phòng, cây giúp lưu thông không khí, lọc bụi bẩn hiệu quả để giữ cho không gian sạch sẽ, mát mẻ. Đặc biệt, loài cây này còn giúp bảo vệ sức khỏe con người. Chúng có khả năng loại bỏ những chất độc có hại với sức khỏe, để thanh lọc và nâng cao chất lượng không khí. Bên cạnh đó, nha đam sẽ ngăn chặn nguồn bức xạ từ các thiết bị điện tử để bảo vệ chúng ta.

Thông qua tình trạng cây nha đam, chúng ta còn có thể biết được chất lượng không khí trong phòng để có giải pháp khắc phục. Khi bạn thấy lá cây xuất hiện nhiều chấm li ti màu nâu thì có thể trong không gian có quá nhiều chất ô nhiễm, chất lượng không khí kém.

Cách trồng nha đam thủy canh tại nhà
Nha đam giúp thanh lọc không khí

5.3. Mang lại may mắn, tài lộc, phong thủy tốt cho gia chủ

Cây nha đam mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Thân cây thẳng, lá dày, có gai nhọn biểu tượng cho sự kiên cường, ý chí mạnh mẽ vượt qua khó khăn. Với màu sắc xanh mát, loại cây này cực kì thích hợp với những người mệnh Mộc. Trồng cây nha đam mang lại những điều may mắn, tốt đẹp cho gia chủ.

6. Lời kết

Cách trồng nha đam thủy canh tại nhà
Nha đam thủy canh rất dễ trồng, dễ chăm

Cây nha đam mang vẻ đẹp đơn giản, hiện đại lại mang tác dụng tốt trong việc thanh lọc không khí và bảo vệ sức khỏe. Vì vậy rất thích hợp để trồng tại nhà hay văn phòng. Hãy bắt tay trồng nha đam ngay hôm nay với hướng dẫn cách trồng nha đam thủy canh hết sức đơn giản, dễ làm của Hachi bạn nhé!

Xem thêm bài liên quan: