Rate this post

Để bắt đầu đầu tư trồng rau trong hệ thống thủy canh, người đầu tư cần tính toán kĩ các yếu tố cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cơ bản cần biết khi xây dựng hệ thống thủy canh cho người mới bắt đầu.

1. 3 Yếu tố cần chuẩn bị khi đầu tư trồng rau thủy canh

Khi quyết định trồng rau thủy canh, người đầu tư cần cân nhắc đảm bảo các điều kiện đầu tiên là: đất đai, vốn, hạ tầng kỹ thuật, lao động…

Trồng rau trong hệ thống thủy canh
                                                                      Mô hình trồng rau trong hệ thống thủy canh

Đất đai

Khu vực sản xuất phải có địa hình bằng phẳng, cao ráo để thuận tiện trong lắp đặt nhà màng và chăm sóc cây trong quá trình sản xuất. Nếu không thì cần tiến hành san lấp, làm nền, chống lún tránh ảnh hưởng đến nhà màng và toàn bộ hệ thống thủy canh.

Vốn

Khi chuẩn bị đầu tư trồng rau thủy canh, Việc xác nhận nguồn vốn là việc rất quan trọng để quyết định quy mô trồng. Một trang trại thủy canh với diện tích 1000m2 trung bình để đầu tư đầy đủ từ nhà màng, hệ thống thủy canh, hệ thống cấp thoát nước, cắt nắng, thông gió và phun sương trung bình cần từ 700 – 1 tỉ đồng.

Hạ tầng kỹ thuật

– Lưới điện: Hệ thống bơm dung dịch thủy canh hoạt động cung cấp dinh dưỡng cho cây và để thực hiện sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Vì vậy khu vực trồng rau thủy canh cần có lưới điện và hệ thống phát điện dự phòng.

– Giao thông: Việc vận chuyển lắp đặt nhà màng, hệ thống thủy canh, vật tư,  sản phẩm thu hoạch đến nơi tiêu thụ nhanh chóng và không bị hỏng, cần có hệ thống giao thông thuận lợi.

Nhân công phụ trách

So với mô hinh truyền thống, mô hình thủy canh tiết kiệm nhân lực hơn khá nhiều lần. Với những trang trại nhỏ có diện tích từ 500m2 trở xuống bạn có thể chỉ cần 1 người để vừa quản lý, vừa thực hiện các công việc trong nhà màng.

Còn với các trang trại diện tích 1000m2, bạn nên có 1 người quản lý và 1 người thực hiện các công việc cơ bản trong nhà màng như vệ sinh, thu hoạch.Trong đó người quản lý trang trại cần biết các kiến thức chuyên môn hoặc được nhận chuyển giao công nghệ trực tiếp về thủy canh.

Lựa chọn đơn vị lắp đặt nhà màng và chuyển giao công nghệ

Mô hình thủy canh không phải mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng kiến thức về nó không phải quá phổ biến. Việc tự lắp một trang trại thủy canh với những người chưa có kinh nghiệm và chuyên môn khá khó khăn. Vì thế, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn tìm đơn vị tư vấn, lắp đặt trang trại thủy canh

Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hachi Việt Nam là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấp, lắp đặt thiết bị nhà màng, hệ thống thủy canh, chuyển giao kĩ thuật nông nghiệp.

Một số lưu ý khi bố trí cơ sở vật chất trong trang trại thủy canh

Nhà màng trồng rau Hachi
                                                    Nhà màng công nghệ cao trồng rau thủy canh Hachi

Phân thành các khu chuyên biệt

Vận hành hệ thống trồng rau thủy canh với quy mô lớn như trang trại thì cần phân chia các khu. Có thể tham khảo cách phân khu cơ bản. Gồm khu vực nhà trồng; khu gieo ươm cây con; khu vực pha và chứa dung dịch thủy canh; khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản; kho.

Tỷ lệ hợp lý giữa các khu

Tỷ lệ phân bố diện tích giữa các khu có thể tham khảo. Nhà trồng chiếm 86%; gieo ươm cây con khoảng 8%. Khu vực pha chứa dung dịch chiếm 1% tổng diện tích. Sơ chế và đóng gói chiếm 5% diện tích. Ngoài ra còn có nhà bảo vệ, nhà điều hành, nhà vệ sinh. Vị trí và diện tích các khu vực bố trí hợp lý tùy hình dạng và quy mô dự kiến thực hiện.

Trên đây là những điều cơ bản mà nhà đầu tư cần lưu ý trước khi muốn đầu tư trồng rau trong mô hình thủy canh.

Để nhận thêm thông tin chi tiết về:

Kỹ thuật trồng rau thủy canh, dinh dưỡng thủy canh cho các loại cây trồng,… và các thông tin liên quan vui lòng liên hệ với Hachi:

  Hotline:

Tư vấn trang trại, dự án: 090 123 6086 – 096 240 6086 

Đặt mua dinh dưỡng, vật tư: 033 777 6086 

Email: Info@hachi.com.vn

Fanpage: Hachi – Nông nghiệp thông minh

XEM THÊM:

15 loại rau trồng phù hợp với phương pháp thủy canh

Tất tần tật về trồng rau thủy canh