Vệ sinh trang trại thuỷ canh là quá trình cần được thực hiện cẩn thận. Mặc dù các trang trại thuỷ canh có lắp đặt hệ thống nhà màng để bảo vệ, nhưng sâu bệnh vẫn có thể phát sinh và gây ảnh hưởng đến cây rau nếu việc vệ sinh không được thực hiện tốt.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cụ thể về những lưu ý quan trọng trong quá trình vệ sinh trang trại thuỷ canh.
1. Vệ sinh trang trại thuỷ canh trước khi bắt đầu vụ trồng.
Trước khi vụ trồng mới bắt đầu, hệ thống thuỷ canh cần được vệ sinh các thiết bị phần cứng. Các thiết bị này thường bao gồm: hệ thống máng thuỷ canh, hệ thống bồn bể, bàn ươm cây,…
Đối với hệ thống máng thuỷ canh, người ta thường sử dụng 2 phương pháp vệ sinh chính: vệ sinh vật lý và vệ sinh hoá học. Vệ sinh vật lý nhằm loại bỏ rên bám trên máng và cặn bẩn còn đọng trong máng. Vệ sinh hoá học nhầm loại bỏ nguồn nấm bệnh tồn đọng trong quá trình vận hành trang trại trước đó. Phương pháp phổ biến sử dụng của vệ sinh vật lý là sử dụng các vòi xịt áp suất cao. Còn đối với vệ sinh hoá học, người ta sử dụng dung dịch khử trùng với tỉ lệ thích hợp.
Việc vệ sinh hoá học cũng được áp dụng để khử trùng hệ thống bồn bể. Người trồng sẽ xả dung dịch thuỷ canh còn dư trong bồn, sau đó đưa nước có chứa dung dịch khử trùng theo tỉ lệ thích hợp và cho chạy bơm khử trùng đồng thời với hệ thống máng trồng.
Việc vệ sinh bàn ươm cũng rất quan trọng do khu ươm là nơi cây con phát triển. Các vấn đề vệ sinh chủ yếu phát sinh ở khu ươm thường là rêu xanh và nấm bệnh. Đối với khu ươm, người trồng cần sử dụng song song cả vệ sinh vật lý và vệ sinh hoá học.
Ngoài ra, nền nhà cũng nên được khử trùng với vôi bột để hạn chế yếu tố nấm bệnh ảnh hưởng đến trang trại.
2. Lưu ý vệ sinh trang trại thuỷ canh trong quá trình trồng.
Các nhà màng nông nghiệp nên làm một khoang cách ly riêng. Trong khu cách ly nên để khay cách ly có chứa chất khử trùng nồng độ thấp. Trước khi bước vào trang trại, người trồng sẽ thay khoác ngoài, cởi bỏ áo blue và thay dép, vệ sinh giày dép với khay khử trùng.
Người trồng nên thường xuyên quét dọn nền trang trại để đảm bảo cảnh quan trang trại và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trang trại
2. Xử lý tàn dư nông nghiệp sau khi thu hoạch cây.
Tàn dư nông nghiệp đối với rau thuỷ canh thường bao gồm: lá cây già, hư, phần rễ cây thừa,… Lượng tàn dư nông nghiệp trong hệ thống thuỷ canh không quá nhiều và không ảnh hưởng đến môi trường trong trường hợp sử dụng lượng tàn dư đó để bón cho các cây khác ngoài đất trồng. Tuy nhiên, việc xử lý lượng tàn dư nông nghiệp này rất cần được chú trọng. Nguyên nhân là do nếu không được xử lý cẩn thận và đưa ra khỏi trang trại ngay sau khi lấy từ cây trồng, lượng tàn dư này sẽ là môi trường lý tưởng cho sâu bệnh phát triển.
Lượng tàn dư cần được bỏ ra khỏi trang trại ít nhất 200m2. Sau đó, sử dụng vôi khử trùng và chôn vào đất.
Mọi thông tin chi tiết liên quan đến quá trình vệ sinh trang trại thuỷ canh, xây dựng, vận hành chuyển giao trang trại thuỷ canh vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 090 123 6086 – 096 240 6086 – 0684 444 684
XEM THÊM:
15 loại rau phù hợp trồng thủy canh
Ưu nhược điểm của hệ thống thủy canh
Có nên trồng măng tây thủy canh hay không?