6 CÔNG VIỆC CƠ BẢN CỦA NGƯỜI VẬN HÀNH TRANG TRẠI THUỶ CANH

Công vận hành trang trại thuỷ canh tiết kiệm hơn khá nhiều so với mô hình truyền thống. Thông thường, chỉ cần một người vận hành cho một trang trại thuỷ canh từ 500 – 1000m2. Dưới đây là một số công việc chính mà một người vận hành trang trại thuỷ canh thường làm trong một ngày.

1 . Kiểm tra và điều chỉnh yếu tố dinh dưỡng trong vận hành trang trại thuỷ canh.

Dinh dưỡng là yếu tố bắt buộc phải kiểm soát và điều chỉnh thường xuyên trong quá trình vận hành trang trại thuỷ canh. Các chỉ số dinh dưỡng có bản thường được đo đạc bao gồm:

  • TDS: là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan, tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định. TDS thường được biểu thị bằng hàm số ml/L hoặc ppm
  • EC: là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Độ dẫn điện có thể được thể hiện bằng một số đơn vị khác nhau nhưng đơn vị tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet (mS/cm).
  • pH: là chỉ số đo hoạt động của các nồng độ H+ cao thì pH thấp trong dung dịch và ngược lại

Chỉ số EC và TDS của dinh dưỡng có sự liên quan đến nhau nên thông thường người trồng thuỷ canh chỉ chọn đo 1 trong 2 chỉ số này cùng với pH. Để nắm bắt được các chỉ số này, người vận hành thường sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng.

Điều chỉnh dinh dưỡng là công việc quan trọng nhất trong quá trình vận hành trang trại thuỷ canh.

Việc điều chỉnh EC và nồng độ dinh dưỡng trong trang trại thuỷ canh được thực hiện bằng cách thêm dinh dưỡng để tăng nồng độ dung dịch và thêm nước nếu muốn giảm nồng độ dung dich. Để điều chỉnh chỉ số pH, người vận hành trang trại thuỷ canh có thể sử dụng một số loại axit.

Ở giai đoạn trưởng thành, các chỉ số này biến đổi rất nhanh. Vì vậy, cần đo đạc và điều chỉnh các chỉ số dinh dưỡng ít nhất 2 lần/ngày. Hiệu chỉnh và kiểm soát các yếu tố dinh dưỡng không chiếm quá nhiều thời gian nhưng nó lại là công việc quan trọng nhất trong quá trình vận hành trang trại thuỷ canh.

2. Kiểm soát yếu tố môi trường trong trang trại

Khí hậu tại hầu hết các tỉnh thành Việt Nam đều khá nóng ẩm. Đặc biệt, hiệu ứng nhà kính sẽ khiến cho nhiệt độ trong nhà màng tăng lên khá nhiều so với nhiệt độ ngoài môi trường. Vì vậy, trong các trang trại thuỷ canh thường được trang bị thêm hệ thống làm mát như quạt thông gió, phun sương, lưới cắt nắng.

Công việc của người vận hành trang trại thuỷ canh là kiểm tra đo đạc các yếu tố nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước, độ ẩm trong trang trại. Bật tắt các thiết bị làm mát trong nhà khi các chỉ số nhiệt độ trong trang trại vượt ngưỡng cho phép.

Để giảm bớt sức lao động của công việc này và tăng thêm độ chính xác của việc kiểm soát các yếu tố nhiệt độ trong nhà màng, có thể lắp thêm các bộ điều khiển tự động cảm biến cho các thiết bị.

Kiểm soát nhiệt độ trong trang trại thuỷ canh có thể được thực hiện dễ dàng hơn thông qua các thiết bị cảm biến

3. Kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Người vận hành trang trại thuỷ canh cần thường xuyên quan sát sự phát triển của cây. Sự quan sát naỳ cần được áp dụng chi tiết cho từng bộ phận cả cây bao gồm lá, rễ, thân cây. Để thực hiện công việc này, người vận hành trang trại thuỷ canh có thể chọn ngẫu nhiên một số cây đại diện cho mỗi giống. Nếu phát hiện ra hiện tượng sâu bệnh người trồng có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để hạn chế.

Yếu tố sâu bệnh được hạn chế nhiều hơn khi bạn trồng rau trong trang trại thuỷ canh. Tuy nhiên vẫn nên kiểm tra thường xuyên các yếu tố này trong quá trình vận hành trang trại.

4. Gieo hạt và chuyển cây lên giàn

Việc gieo hạt sẽ được chia nhỏ tuỳ theo mong muốn của chủ trang trại

Thông thường, người vận hành trang trại sẽ không gieo và thu đồng loại toàn bộ trang trại mà sẽ tiến hành gieo gối vụ. Số lượng gieo và thời gian gieo sẽ phụ thuộc vào thời gian mà người trồng muốn thu hoạch. Nếu người trồng muốn rau có thể thu mỗi ngày tại trang trại, thì việc gieo cây cũng sẽ phải tiến hành mỗi ngày. Số lượng gieo sẽ được chia nhỏ vì vậy công việc này sẽ không chiếm quá nhiều thời gian của người chăm sóc.

5. Thu hoạch rau.

Giống như công đoạn gieo hạt, việc thu hoạch rau cũng thường được chia nhỏ theo mục đích của người trồng. Đối với các loại rau thuỷ canh thu cây, người trồng chỉ cần nhấc rọ thuỷ canh ra khỏi giàn, loại bỏ phần rễ thừa, nhậc phần giá thể và rễ còn lại ra khỏi rọ, sau đó bọc rễ. Việc thu cả bộ rễ giúp rau thuỷ canh bảo quản lâu hơn so với rau trồng đất. Việc trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh cũng hạn chế tối đa tàn dư (lá dập nát, lá héo)

6. Vệ sinh trang trại

Việc vệ sinh thường xuyên trang trại thuỷ canh cung rất quan trọng, giúp hạn chế tối đa môi trường cho nấm mốc và sâu bênh phát triển bên trong trang trại. Thông thường, quá trình vệ sinh trang trại thuỷ canh hàng ngày sẽ bao gồm các công việc:

  • Quét dọn nền nhà
  • Loại bỏ giá thể bẩn và các tàn dư nông nghiệp

Ngoài ra, sau mỗi vụ trồng, người vận hành cũng nên vệ sinh hệ thống máng và bồn bể thuỷ canh.

Trong quá trình vận hành trang trại thuỷ canh, người quản lý nên ghi chép lại các thông tin thu thập được và các hiện tượng của cây trồng. Việc này sẽ giúp chủ trang trại kiểm soát tốt cây trồng và hạn chế mọi rủi ro liên quan đến quy trình trồng.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của một người vận hành trang trại thuỷ canh.

Mọi thông tin cần tư vấn hỗ trợ về trang trại thuỷ canh, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống nhà màng nông nghiệp vui lòng liên hệ qua số hotline 090 123 6086 hoặc 096 240 6086.

5/5 - (4 bình chọn)

Bài Liên Quan